22.02.2023

Đề xuất giải pháp bảo vệ chương trình nhập tịch CBI khỏi nguy cơ bị loại bỏ

Được biết đến với tên gọi CBI, chương trình đầu tư lấy quốc tịch này đã tạo ra một cuộc đua đầy cạnh tranh giữa các nước nhằm thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư quốc tế. Mặc dù đã trở thành một phần quan trọng của các nền kinh tế nhỏ, CBI đang đối mặt với áp lực ngày càng tăng khi phải thay đổi về cấu trúc sau một thời gian dài hoạt động để tuân thủ các chuẩn mực quốc tế nghiêm ngặt, đặc biệt là về an ninh và chống rửa tiền.

Nội dung chính

  • Đề xuất từ Nghị viện EU
  • Thắt chặt yêu cầu và phương pháp xác minh đương đơn
  • Ứng dụng kỹ thuật số vào quy trình xử lý
  • Siết chặt quy định đối với những nước thực hiện chương trình CBI
  • Yêu cầu đương đơn có mặt tại quốc gia CBI

Tin liên quan:

Nhìn lại bối cảnh và lý do chấm dứt chương trình Golden Visa
Nhà đầu tư sở hữu hộ chiếu Bồ Đào Nha có thể xin Visa E-2 để đến Mỹ
Bồ Đào Nha sắp kết thúc chương trình Golden Visa

Thành viên Nghị viện châu Âu ngày càng gia tăng áp lực lên Ủy ban châu Âu để yêu cầu điều chỉnh luật công dân và di trú. Trong đó bao gồm việc buộc các quốc gia có quyền miễn Visa vào khu vực Schengen phải kết thúc các chương trình CBI.

Đề xuất từ Nghị viện EU

Trong số các yêu cầu đưa ra đồng thời đề cập đến sự cần thiết phải áp đặt “hạn ngạch” để giới hạn số lượng đương đơn của các quốc gia qua chương trình CBI. Chính bởi điều này đã phần nào khiến việc tiếp cận các chương trình trở nên khó khăn hơn. Các thành viên của Nghị viện châu Âu do đó đã đưa ra đề xuất các thủ tục quan liêu hơn, bao gồm:

  • Cải thiện các quy định của chương trình, đảm bảo kiểm tra nguồn gốc tiền đầu tư và lý lịch của người tham gia
  • Giám sát việc đương đơn có mặt tại quốc gia tham gia chương trình CBI
  • Đưa ra các quy định phức tạp hơn để thử thách thêm cho người tham gia

Trên thực tế, một vài quốc gia châu Âu có nền kinh tế phụ thuộc khá nhiều vào chương trình CBI, có thể chiếm đến 50% tỷ trọng GDP. Đó là lý do tại sao những thay đổi được đề xuất này không chỉ là mối quan tâm của các công ty và nhà đầu tư mà còn cả các quốc gia châu Âu.

chương trình nhập tịch

Để ngăn những đổi mới về quy định của chương trình gây ảnh hưởng đến các  quốc gia phụ thuộc kinh tế vào CBI, chúng ta có thể xem xét một số giải pháp gợi ý sau đây:   

#1 – Thắt chặt yêu cầu và phương pháp xác minh đương đơn

Đối với những nước cấp quyền công dân thông qua đầu tư, danh sách các yêu cầu dành cho đương đơn nên bao gồm:

  • Từ 25 tuổi trở lên
  • Không phải là công chức
  • Thu nhập ít nhất $200,000/năm trong 5 năm gần nhất
  • Không có tiền án 
  • Không mắc các bệnh nguy hiểm
  • Không quá ba người phụ thuộc (thành viên trong gia đình) đi kèm với đương đơn
  • Những cá nhân có thẩm quyền từ EU trực tiếp xác minh quốc tịch, hồ sơ đương đơn

Cách này sẽ hỗ trợ chọn lọc các cá nhân đầu tư vào chương trình và đảm bảo các đương đơn đều đủ điều kiện tuyệt đối.

#2 – Ứng dụng kỹ thuật số vào quy trình xử lý

Hình thức này được thực hiện tương tự như xổ số thẻ xanh. Chính phủ triển khai chương trình CBI hai lần một năm, mở nhận các đơn đăng ký nhập quốc tịch trực tuyến từ hệ thống. Đồng thời, các quốc gia này sẽ phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình lựa chọn do Liên minh Châu Âu xây dựng và bổ sung đầy đủ danh sách các hồ sơ cần thiết.

Đương đơn chỉ có thể nộp đơn thông qua một công ty luật được cấp phép giới thiệu chương trình. Ngoài thông tin chung về đương đơn sẽ có thêm một gói tài liệu được đính kèm bao gồm chứng minh tài chính, kiểm tra xác thực, kiểm tra y tế, v.v. Thời gian nộp đơn được mở trong vòng hai tháng. 

Bên cạnh đó, một số ứng viên sẽ được lựa chọn ngẫu nhiên bằng công nghệ máy tính sau khi đã cung cấp toàn bộ hồ sơ, tài liệu cần thiết và thông qua các thủ tục hành chính cho chương trình đầu tư nhập quốc tịch.

#3 – Siết chặt quy định đối với những nước thực hiện chương trình CBI

  • Ở lại quốc gia CBI đã nộp đơn ít nhất 2 lần/năm với thời gian ít nhất 1 tháng 
  • Đầu tư thêm 50% khoản tiền đầu tư nhập quốc tịch ban đầu trong vòng 5 năm tiếp theo, các khoản đầu tư mỗi đợt bằng nhau 

Giải pháp này nhằm đóng góp vào nền kinh tế của quốc gia cung cấp chương trình CBI và đồng thời ngăn các đương đơn không đủ điều kiện (những đối tượng kiếm tiền bất hợp pháp) tiếp cận chương trình.

#4 – Yêu cầu đương đơn có mặt tại quốc gia CBI

Giải pháp này được đề xuất thực hiện theo 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1 – Đương đơn phải có mặt ở quốc gia CBI vào thời điểm nộp hồ sơ cùng với đại diện công ty được cấp phép giới thiệu chương trình và để lấy dấu vân tay.

Giai đoạn 2 – Đương đơn phải tham gia phỏng vấn tại Đại sứ quán của quốc gia mà người đó nộp đơn xin quốc tịch. Người phỏng vấn sẽ đặt một số câu hỏi về hồ sơ mà đương đơn đã cung cấp và các câu hỏi khác như mục đích và ý định của việc xin quốc tịch quốc gia này.

Giai đoạn 3 – Đương đơn phải trực tiếp đến Đại sứ quán để nhận hộ chiếu.

Đây cũng là một biện pháp hiệu quả giúp ngăn chặn lừa đảo và mạo danh người khác để có được quyền công dân.

Những gợi ý đề xuất trên đây trong trường hợp được xem xét áp dụng sẽ góp phần không nhỏ ngăn chương trình đầu tư nhập tịch châu Âu CBI khỏi nguy cơ bị loại bỏ. Đồng thời vẫn đảm bảo giải quyết các vấn đề không mong muốn phát sinh từ khi chương trình CBI được ban hành như nhà đầu tư đủ điều kiện, ngăn chặn các hành vi “đầu cơ” khi tham gia đầu tư,…

Nguồn: imidaily

Liên hệ với IBID ngay qua Hotline: 0916 220 068 hoặc đến trực tiếp văn phòng tại Tầng 5, Toà nhà Master, 155 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, TP. HCM để được tư vấn 1 -1 cùng chuyên gia định cư.

••••••
••••••
••••••
••••••
••••••
••••••
Jenny Huyền Lê
CEO Công ty IBID

Bà có hơn 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực di trú, trong đó có 05 năm làm việc tại Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh - bộ phận HRS (Humanitarian Resettlement Section) - là bộ phận chuyên xem xét và chấp thuận các diện Con Lai, diện HO.

Với việc trực tiếp xét và sơ vấn trên 4.000 hồ sơ di trú vào Hoa Kỳ, bà có rất nhiều kiến thức nền tảng và kinh nghiệm trong việc đánh giá, thẩm định cũng như hoàn tất các bộ hồ sơ và các thủ tục liên quan đến di trú.

CHIA SẺ

Bình luận

Bình luận bị đóng

Bình luận bằng Facebook

error: Content is protected !!