ANH CHỊ CẦN ĐƯỢC TƯ VẤN?
Để lại thông tin dưới đây để được hỗ trợ
* Chúng tôi cam kết bảo mật thông tin của anh chị.
Kể từ tháng 12/2020, Bộ Di trú, Tỵ nạn và Quốc tịch Canada (IRCC) đã ngừng rút hồ sơ FSWP – 1 trong 3 chương trình sử dụng hệ thống Express Entry – dành cho những người lao động trình độ cao muốn định cư mà không bắt buộc phải có thư mời làm việc từ Canada.
Năm 2021, IRCC theo đuổi chiến lược tích cực mời các ứng viên đang sinh sống tại Canada, bao gồm rút các hồ sơ Express Entry thuộc nhóm CEC – những người đã có thời gian làm việc tại Canada và tung ra chương trình TR2PR – cho phép các du học sinh và người lao động cư trú tạm thời được phép nộp đơn xin cấp quyền thường trú nhân.
Chiến lược này đã tạo ra “một lượng đáng kể đơn đăng ký tồn đọng và thời gian xử lý vượt quá tiêu chuẩn dịch vụ cho tất cả các ngành kinh tế” – theo 1 bản ghi nhớ của IRCC mà trang tin CIC News vừa nhận được.
Theo báo cáo của CIC News vào tuần trước, lượng hồ sơ tồn đọng của IRCC ở mức 1,8 triệu đơn đăng ký tính đến tháng 10/2021, tăng từ 1,5 triệu đơn vào tháng 7 năm nay. Con số này bao gồm các đơn đăng ký thường trú, tạm trú và quốc tịch Canada. Thống kê cho thấy có 99.968 đơn đăng ký thường trú Express Entry đang chờ xử lý tính đến ngày 27/10/2021, trong khi con số này là 62.450 vào cùng thời điểm năm ngoái.
Mặc dù đã có những cải cách được đưa ra nhằm tăng tốc độ xử lý, trong bản ghi nhớ nêu trên, IRCC nói rằng sẽ cần phải cắt giảm “hơn một nửa” hồ sơ tồn đọng của Express Entry để đạt được tiêu chuẩn xử lý là sáu tháng hoặc ít hơn.
Với hiện trạng này và trong bối cảnh đại dịch Covid-19 còn nhiều diễn biến khó lường với những biến thể nguy hiểm mới phát hiện như Omicron, khả năng mở lại các vòng rút hồ sơ FSWP vẫn còn rất mơ hồ và các chương trình CEC hay TR2PR cũng chưa thể triển khai tiếp. Bằng chứng là trong 6 kỳ gần đây nhất, IRCC chỉ mời các ứng viên Express Entry có thư chỉ định tỉnh bang (PNP).
Ngay cả khi FSWP và CEC được mở lại, cơ hội dành cho người Việt Nam cũng bị thu hẹp đáng kể do số lượng lớn đơn dồn lại chờ được xét duyệt, trong đó có rất nhiều ứng viên nặng ký hơn đến từ Đông Âu, Ấn Độ hay các quốc gia châu Á khác.
PNP và SUV vì thế trở thành 2 chiếc chìa khóa mở cánh cửa mang tên Canada nhanh chóng hơn cả trong thời điểm hiện tại.
Với lợi thế là chương trình liên bang, Visa khởi nghiệp – SUV cho phép ứng viên tiến thẳng tới tấm thẻ thường trú nhân vĩnh viễn, không phải gắn bó với bất kỳ tỉnh bang nào và bỏ qua hàng loạt các yêu cầu không dễ đáp ứng như chứng minh tài sản, kinh nghiệm làm việc hay xét điểm di trú. Đổi lại, SUV đòi hỏi khả năng tiếng Anh ở mức CLB 5.0 (tương đương IELTS 5.0 cho cả 4 kỹ năng) trở lên, cao hơn so với nhiều chương trình đầu tư PNP như Saskatchewan, Đảo Hoàng tử,… Ngoài ra, người tham gia cần chấp nhận rủi ro ở mức nhất định do khả năng sinh lời hay thu hồi vốn từ dự án khởi nghiệp là không cao.
Để giảm bớt rủi ro, nhà đầu tư nên chọn các dự án được quỹ Venture capital ủng hộ vì những dự án này đã hình thành, được triển khai bước đầu; số vốn quỹ phải cam kết góp vào start-up là tối thiểu 200.000 CAD, cao hơn nhiều so với “Angels stream” – các quỹ chỉ được yêu cầu cam kết tối thiểu 75.000 CAD. Không nên tham gia “Incubator stream” – các vườn ươm khởi nghiệp này không góp vốn mà chỉ đóng vai trò như người hướng dẫn, trợ giúp các start-up triển khai ý tưởng của mình.
Đảo Hoàng tử Edward – Tỉnh bang nhận hồ sơ ứng viên diện đầu tư với mức điểm di trú thấp nhất hiện nay
Với các nhà đầu tư trung niên, đã có ít nhất 3-4 năm kinh nghiệm làm chủ doanh nghiệp hoặc giữ vị trí quản lý kinh doanh và tích lũy được khối tài sản trên 10 tỷ VND, các chương trình đầu tư tỉnh bang (PNP, entrepreneur stream) có thể sẽ hấp dẫn hơn. Với ngân sách tương đương, nhà đầu tư sở hữu một cơ sở kinh doanh “gần với đời thực” hơn, chẳng hạn như tiệm nails, chăm sóc xe hơi, quán café, quán phở hay một cửa hàng tiện lợi, có xác suất thu hồi vốn cao hơn so với các dự án khởi nghiệp phải có tính mới và đột phá theo yêu cầu của chương trình SUV.
Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của mọi chương trình PNP là đương đơn chỉ được cấp giấy phép làm việc (work permit) để trước hết thiết lập và vận hành cơ sở kinh doanh, sau một thời gian nhất định, chứng minh là đã triển khai theo đúng kế hoạch và cam kết với tỉnh bang mới được xin thư chỉ định để nộp đơn cấp thường trú nhân. Điều này buộc nhà đầu tư và gia đình phải gắn bó với tỉnh bang đó ít nhất 2 – 3 năm, trong đó phần lớn thời gian phải sống tại đây, ảnh hưởng đáng kể đến những gia đình cần duy trì công việc tại Việt Nam.
Ngoài ra, PNP xét điểm di trú và rút hồ sơ theo số lượng quy định, chỉ những ứng viên có điểm cao nhất mới được nhận thư mời nộp đơn. Phần lớn người Việt Nam không cạnh tranh được ở các tỉnh bang lớn như Ontario, British Columbia (hiện đang ngừng), Nova Scotia hay New Brunswick do hạn chế về tiếng Anh, tài sản sở hữu, độ tuổi,… Các tỉnh bang “dễ” nhất hiện này là Đảo Hoàng tử và Saskatchewan.
Đối với PNP, diện việc làm cũng là một cánh cửa lớn để nhập cư Canada hiện nay do tình trạng thiếu hụt lao động hậu đại dịch. Nếu nhận được thư chỉ định của tỉnh bang, ứng viên sẽ được cộng thêm 600 điểm trong hồ sơ Express Entry, cầm chắc khả năng được chọn, hoặc có thể nộp đơn theo luồng hồ sơ giấy (paper-based). Tuy nhiên, để nhận được thư mời làm việc hợp pháp, đảm bảo có thư chỉ định sau này, ứng viên phải có kinh nghiệm và bằng cấp trong lĩnh vực lao động mà tỉnh bang đó đang thiếu hụt như IT, hành chính văn phòng, giáo dục mầm non, điều dưỡng, tài xế, thợ điện, thợ công nghiệp,…, thông thường dưới 35 tuổi (trừ những ngành nghề đặc biệt) và tiếng Anh tốt (IELTS 5.0 trở lên).
Có thể nói rằng, Canada – đất nước của người nhập cư – vẫn là một trong những điểm đến hấp dẫn và dễ dàng nhất trên thế giới. Tuy nhiên, để tìm kiếm con đường phù hợp – an toàn và tiết kiệm nhất, nhà đầu tư nên tham vấn các chuyên gia di trú do quốc gia này có tới gần 100 chương trình định cư khác nhau và thường xuyên thay đổi các ưu tiên.
Bà có hơn 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực di trú, trong đó có 05 năm làm việc tại Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh - bộ phận HRS (Humanitarian Resettlement Section) - là bộ phận chuyên xem xét và chấp thuận các diện Con Lai, diện HO.
Với việc trực tiếp xét và sơ vấn trên 4.000 hồ sơ di trú vào Hoa Kỳ, bà có rất nhiều kiến thức nền tảng và kinh nghiệm trong việc đánh giá, thẩm định cũng như hoàn tất các bộ hồ sơ và các thủ tục liên quan đến di trú.
Bình luận
Bình luận bằng Facebook