Chương trình Golden Visa Bồ Đào Nha có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2012, cho phép các công dân không thuộc EU có được giấy phép Cư trú bằng cách mua bất động sản. Chương trình mở ra cơ hội sinh sống, học tập và làm việc tại Bồ Đào Nha và các nước châu Âu cho cả gia đình. Golden Visa cấp quyền đi lại tự do trong 26 quốc gia thuộc khối Schengen và hưởng hầu hết các quyền lợi công dân nước sở tại về giáo dục, y tế, an sinh xã hội chuẩn Châu Âu.
Một trong những yêu cầu của chương trình này là cá nhân phải cư trú hợp pháp tại Bồ Đào Nha trong 5 năm liên tục để có được thẻ cư trú vĩnh viễn PR và chỉ những cá nhân sở hữu PR được 1 năm trở lên mới được phép nộp đơn xin nhập tịch Bồ Đào Nha. Tức là quá trình từ khi nhận được Golden Visa cho đến lúc có quốc tịch kéo dài khoảng 6 năm.
Tuy nhiên kể từ tháng 7 năm 2018, luật quốc tịch Bồ Đào Nha đã sửa đổi và cho phép rút ngắn 1 năm – bất kỳ ai đã cư trú hợp pháp trong 5 năm có thể đăng ký nhập tịch.
Vậy như thế nào nào được tính là cư trú hợp pháp để đạt điều kiện nhận PR và quốc tịch Bồ Đào Nha?
Nhà đầu tư và các thành viên khác trong gia đình sở hữu Golden Visa cần tuân thủ yêu cầu hiện diện thực tế tại Bồ Đào Nha tối thiểu 35 ngày trong 5 năm. Cụ thể, 7 ngày trong năm đầu tiên và 14 ngày trong mỗi 2 năm tiếp theo.
Thực tế, đã có khách hàng làm Golden Visa từ năm 2014 và năm nay (2020) nhận được quốc tịch Bồ Đào Nha. Để nhập tịch, bên cạnh việc cư trú hợp pháp đủ 35 ngày, bạn cần có chứng chỉ A2 về tiếng Bồ Đào Nha và không bán khoản đầu tư của mình trước khi nhận quốc tịch.
Điều kiện về cư trú và chứng chỉ tiếng Bồ là riêng rẽ giữa các thành viên trong gia đình. Chính vì vậy, chỉ cần bạn đáp ứng được các yêu cầu của chính phủ Bồ Đào Nha sẽ được nhận quốc tịch, không phụ thuộc vào các thành viên khác trong gia đình có đạt điều kiện hay không.
Một số ưu điểm của chương trình Golden Visa Bồ Đào Nha:
Chương trình Golden Visa Bồ Đào Nha được đánh giá là có yêu cầu khá đơn giản, lộ trình rõ ràng giúp nhà đầu tư nhận được quốc tịch châu Âu.
Bà có hơn 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực di trú, trong đó có 05 năm làm việc tại Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh - bộ phận HRS (Humanitarian Resettlement Section) - là bộ phận chuyên xem xét và chấp thuận các diện Con Lai, diện HO.
Với việc trực tiếp xét và sơ vấn trên 4.000 hồ sơ di trú vào Hoa Kỳ, bà có rất nhiều kiến thức nền tảng và kinh nghiệm trong việc đánh giá, thẩm định cũng như hoàn tất các bộ hồ sơ và các thủ tục liên quan đến di trú.
Bình luận
Bình luận bằng Facebook