Ngày 17/06/2021, tất cả những người quan tâm đến định cư Mỹ bất ngờ với lịch chiếu khán được công bố: ngày ưu tiên diện EB5 trực tiếp nhảy vọt gần 2 năm, tới 01/04/2020; tuy nhiên, diện gián tiếp đầu tư qua trung tâm vùng lại được ghi chú “U” – nghĩa là không được cấp visa.
Chuyện gì đang xảy ra? Có gì nhầm lẫn chăng?
Nhận MIỄN PHÍ Cẩm nang định cư Mỹ EB-5
10 điều phải biết khi tìm hiểu về chương trình đầu tư định cư Mỹ EB-5
Trao đổi với các luật sư di trú Mỹ tại hãng luật Greenberg Traurig, IBID được xác nhận rằng tình trạng tồn đọng hồ sơ EB-5 của Việt Nam đã bị loại bỏ, nghĩa là hạn ngạch visa dành cho Việt Nam theo diện này hoàn toàn đủ để xử lý mọi yêu cầu.
Đó là nguyên nhân khiến ngày ưu tiên đột ngột nhảy vọt từ 15/04/2018 tới 01/04/2020, trong khi những tháng trước chỉ “nhích” vài tuần. Diện EB-5 qua trung tâm vùng đang được ghi chú “U” vì trên nguyên tắc, đây vẫn là chương trình thí điểm, có hiệu lực đến ngày 30/06/2021 và cần gia hạn sau đó. Sau khi gia hạn, ngày ưu tiên của diện Trung tâm vùng sẽ được điều chỉnh giống như diện EB-5 trực tiếp, dự kiến là ngày hiện tại vì số lượng hồ sơ mới nộp năm 2020-2021 không có nhiều.
Đây không phải là điều đáng lo ngại đối với các nhà đầu tư yêu thích nước Mỹ. Ngày 21/12/2018, chương trình này cũng đã từng hết hạn, nhưng USCIS vẫn tiếp nhận các đơn I-526, và chỉ hơn 1 tháng sau, ngày 25/01/2019, EB-5 được nối lại trong sự đồng thuận của các nhà lập pháp. Chương trình EB-5 gián tiếp đã mang đến cho Hoa Kỳ 41 tỷ đô la đầu tư nước ngoài với chi phí thấp và tối thiểu 820.000 việc làm. Với lợi ích to lớn như vậy, người ta tin tưởng rằng việc gia hạn chương trình là chắc chắn. Một đạo luật cải cách EB-5 đã được trình lên nghị viện, dưới sự bảo trợ của 14 nghị sĩ đến từ cả 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa, nếu được thông qua, sẽ gia hạn tới 2026. Thậm chí, một số chuyên gia và luật sư lạc quan còn hy vọng rằng mức đầu tư tối thiểu qua trung tâm vùng sẽ được giảm trở lại 500.000 USD hoặc thấp hơn 900.000 USD.
Niềm vui to lớn đối với các nhà đầu tư Việt Nam là vấn đề giới hạn độ tuổi của con cái sẽ được xóa bỏ.
Theo quy định, con cái chỉ được đi cùng hồ sơ với đương đơn nếu dưới 21 tuổi vào ngày phỏng vấn và/ hoặc ngày ưu tiên đến hạn trên lịch chiếu khán, nhưng không tính khoảng thời gian hồ sơ chờ duyệt ở Sở di trú USCIS. Ví dụ, một nhà đầu tư nộp hồ sơ EB-5 vào ngày 16/06/2018 (ngày này được gọi là “ngày ưu tiên”) , khi đó con gái vừa tròn 20 tuổi. Đến ngày 20/06/2020, đơn I-526 của họ được chấp thuận. Mặc dù trên thực tế, người con đã tròn 21 tuổi vào ngày 16/06/2019, tuy nhiên do tuổi “đóng băng” trong suốt 735 ngày USCIS xem xét hồ sơ nên ngày “tròn 21 tuổi” theo quy định của chương trình sẽ là 20/06/2021 (ngày 16/04/2019 cộng thêm 735 ngày). Nếu trước ngày 20/06/2021, “ngày ưu tiên” của gia đình họ đến hạn, người con sẽ được đi cùng hồ sơ. Như vậy, trong trường hợp ngày ưu tiên đến hạn là 15/04/2018 như lịch chiếu khán tháng trước, người con sẽ bị từ chối. Trong khi đó, với lịch vừa công bố, người con hoàn toàn đủ điều kiện về độ tuổi để được chấp thuận.
Ngoài ra, hạn ngạch visa rộng rãi sẽ cho phép các gia đình gần như không phải chờ đợi phỏng vấn sau khi đơn I-526 đã được USCIS phê duyệt.
Thời gian xử lý I-526 trung bình hiện nay là 31-49,5 tháng cho các nước khác ngoài Trung Quốc. USCIS áp dụng nguyên tắc ưu tiên xét duyệt trước hồ sơ từ các quốc gia mà lượng visa đang sẵn có. Thêm nữa, dự luật Quốc tịch Hoa Kỳ 2021 được Tổng thống Biden đệ trình lên nghị viện nhấn mạnh đến việc cải cách thủ tục nhập cư, và ứng viên Giám đốc USCIS do ông Biden đề cử, bà Ur Jaddou, cũng nói rõ rằng giải quyết các hồ sơ thị thực tồn đọng sẽ là ưu tiên hàng đầu.
Như vậy, các nhà đầu tư Việt Nam giờ đây có thể tin tưởng sẽ nắm trong tay tấm thẻ xanh Hoa Kỳ sau khoảng 3 năm hoặc nhanh hơn nếu nộp hồ sơ ngay hôm nay.
Quý vị có thể tìm hiểu về chương trình đầu tư nhận thẻ xanh Mỹ diện EB-5 tại đây hoặc đặt lịch tư vấn miễn phí với các chuyên gia di trú của IBID.
Bà có hơn 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực di trú, trong đó có 05 năm làm việc tại Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh - bộ phận HRS (Humanitarian Resettlement Section) - là bộ phận chuyên xem xét và chấp thuận các diện Con Lai, diện HO.
Với việc trực tiếp xét và sơ vấn trên 4.000 hồ sơ di trú vào Hoa Kỳ, bà có rất nhiều kiến thức nền tảng và kinh nghiệm trong việc đánh giá, thẩm định cũng như hoàn tất các bộ hồ sơ và các thủ tục liên quan đến di trú.
Bình luận
Bình luận bằng Facebook