Trải qua hành trình dài với các bước chuẩn bị hồ sơ, chờ đợi hồ sơ được giải quyết, phỏng vấn visa định cư và sau cùng là chờ visa được gửi về để chuẩn bị định cư Mỹ, việc chuẩn bị tâm lý, tài chính, sức khỏe trước khi đến Mỹ và những việc cần làm sau khi đặt chân đến nước Mỹ là cực kỳ quan trọng.
Trong bài viết này, IBID xin chia sẻ một số thông tin chung sơ bộ từ kinh nghiệm hỗ trợ, đồng hành cùng hàng trăm khách hàng trong các năm qua để giúp các anh chị chuẩn bị sang Mỹ định cư có thêm một nguồn thông tin thực tế và hữu ích nhất để tham khảo.
Nhận MIỄN PHÍ Cẩm nang định cư Mỹ EB-5
10 điều phải biết khi tìm hiểu về chương trình đầu tư định cư Mỹ EB-5
Sẽ có nhiều luồng ý kiến khác nhau về việc có nên học lái xe ở Việt Nam trước nếu chưa biết lái xe hay không. Theo kinh nghiệm của IBID từ thực tế và qua việc hỗ trợ đồng hành với khách hàng trong gần 10 năm qua, việc học lái xe ở Việt Nam là cần thiết.
Lái xe ở Mỹ rất đơn giản hay thậm chí dễ dàng hơn ở Việt Nam rất nhiều. Quy định lái xe ở Mỹ cũng rất khác với Việt Nam. Do đó, khi học lái xe ở Việt Nam mọi người chỉ cần học và hiểu cách điều khiển xe căn bản, không cần lấy bằng lái tại Việt Nam nếu không muốn. Khi đã hiểu được cách lái xe căn bản, sang đến Mỹ và đậu phần thi lý thuyết, anh chị có thể tập lái xe với người thân hỗ trợ (trên 21 tuổi, có bằng lái xe) hay nhờ người dạy hỗ trợ lái khoảng 1 tuần là có thể thi đậu. Điều này sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều so với việc học lái xe từ đầu.
Khi sang Mỹ sẽ có rất nhiều việc cần phải lo trong khoảng 3 – 6 tháng đầu định cư, IBID tin rằng với những gì chuẩn bị trước khi còn ở Việt Nam sẽ giúp mọi người giảm bớt gánh nặng và nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống tại Mỹ một cách tốt nhất.
Tiếng Anh là một ngôn ngữ dễ học hơn rất nhiều so với tiếng Việt theo đánh giá của các nhà ngôn ngữ học. Việc khó nhất khi học tiếng Anh là cần một môi trường. Nhìn chung, mọi người có thể cần thời gian 1 – 2 năm hay dài hơn để làm quen và cảm thấy thoải mái khi giao tiếp bằng tiếng Anh trong khi con cái của các anh chị sẽ học một ngôn ngữ mới nhanh hơn rất nhiều thông qua chương trình học ở trường lớp. Đồng thời trẻ em cũng có khả năng học ngôn ngữ mới tốt hơn người lớn.
Mọi người và gia đình có thể cân nhắc học ngoại ngữ giao tiếp ở các Trung tâm Ngoại ngữ để có nền tảng Anh ngữ tốt nhất trong khả năng, giúp cho việc hòa nhập với cuộc sống mới dễ dàng và dễ chịu hơn.
Ở Việt Nam thường “an cư” rồi sẽ đến “lạc nghiệp”, khác với ở Mỹ bởi đa phần người Mỹ sẽ chọn “lạc nghiệp” rồi mới đến “an cư”. Người Mỹ thường rất linh động trong nơi sống, tùy vào nơi nào có công việc tốt nhất trong khả năng của họ rồi mới tìm thuê/mua nhà ở nơi đó.
Nếu thuận lợi, mọi người nên đi du lịch đến Mỹ để xem trước những nơi mình có thể sinh sống. Bên cạnh đó, anh chị còn có thể xem xét văn hóa, thời tiết, môi trường, trường học và việc làm trước khi xác định “an cư”. Cali, Texas là 2 bang đông người Việt nhất nước Mỹ nên nếu sinh sống ở 2 nơi này, mọi người sẽ có cảm giác quen thuộc và dễ chịu hơn trong thời gian ban đầu.
Nếu con cái của các anh chị dưới 18 tuổi thì việc tìm trường cho con sẽ rất quan trọng. Ở Mỹ có bảng điểm các trường theo thang điểm 10, nhìn chung các trường trên 7 điểm là khá tốt. Khi lựa chọn nơi ở, mọi người nên xem xét trường học thuộc khu vực đó để có sự cân nhắc phù hợp.
Với sự toàn cầu hóa về thông tin, công nghệ và kỹ năng, quý vị hoàn toàn có thể có 1 công việc tốt, liên quan đến ngành nghề, công việc đã làm ở Việt Nam nếu có khả năng tiếng Anh tốt và thời gian bắt kịp với nhịp sống mới. Đầu tư mở nhà hàng, khách sạn/nhà nghỉ, làm ăn kinh doanh, sửa chữa nhà cửa cũng là những ngành nghề mọi người có thể cân nhắc tìm hiểu.
Đọc thêm:
Định cư Mỹ (Phần 2) – Những việc cần làm sau khi đến Mỹ
Điều kiện nộp đơn và tham dự kỳ thi lấy quốc tịch Mỹ
Kinh nghiệm phỏng vấn thi quốc tịch Mỹ
Bà có hơn 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực di trú, trong đó có 05 năm làm việc tại Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh - bộ phận HRS (Humanitarian Resettlement Section) - là bộ phận chuyên xem xét và chấp thuận các diện Con Lai, diện HO.
Với việc trực tiếp xét và sơ vấn trên 4.000 hồ sơ di trú vào Hoa Kỳ, bà có rất nhiều kiến thức nền tảng và kinh nghiệm trong việc đánh giá, thẩm định cũng như hoàn tất các bộ hồ sơ và các thủ tục liên quan đến di trú.
Bình luận
Bình luận bằng Facebook