02.08.2024

Gánh nặng xã hội và những quy định cần biết dành cho người định cư Mỹ

Tin liên quan

Chúc mừng gia đình chị N.N.Q được cấp thẻ xanh vĩnh viễn
3 điều tuyệt vời mà visa EB5 mang lại cho con cái nhà đầu tư
Khám phá cuộc sống ở California – “Miền đất vàng” của nước Mỹ

Gánh nặng xã hội là gì?

Gánh nặng xã hội (Public Charge) ở Mỹ là quy định về di trú nhằm xác định xem một người nhập cư có thể trở thành gánh nặng tài chính cho chính phủ Mỹ hay không. Theo nguyên tắc này, người nộp đơn xin thẻ xanh hoặc chuyển đổi tình trạng cư trú phải chứng minh rằng họ sẽ không phụ thuộc vào các chương trình hỗ trợ cộng đồng của chính phủ.

Theo quy định dưới thời tổng thống Biden, Gánh nặng xã hội được định nghĩa là những người

“Có khả năng phụ thuộc chủ yếu vào chính quyền liên bang, được xem xét qua việc sử dụng các chương trình hỗ trợ tiền mặt hoặc chăm sóc dài hạn tại các cơ sở dịch vụ công của chính phủ”.

giáo dục mỹ

Các yếu tố được xem xét để đánh giá liệu cá nhân có trở thành gánh nặng xã hội không, bao gồm: Tuổi, sức khỏe, tình trạng gia đình, tài sản, nguồn thu nhập,… của đương đơn.

Phúc lợi xã hội nào nằm trong gánh nặng xã hội?

Hai phúc lợi xã hội được xem là phí gánh nặng xã hội

  1. Trợ cấp xã hội bằng tiền mặt để duy trì thu nhập

  • Thu nhập an sinh bổ sung (SSI)
  • Trợ cấp Tạm thời cho Gia đình Khó khăn (TANF) hay còn gọi là “phúc lợi”
  • Trợ cấp tiền mặt của tiểu bang hay địa phương đôi khi được gọi là “trợ cấp chung”

an sinh xã hội nước mỹ

  1. Chăm sóc dài hạn do chính phủ chi trả

Chương trình Bảo hiểm Y tế hoặc các chương trình chăm sóc dài hạn khác tại nhà dưỡng lão hoặc các trại tâm thần.

phúc lợi xã hội người cao tuổi ở mỹ

Phúc lợi xã hội nào KHÔNG thuộc gánh nặng xã hội?

Những phúc lợi xã hội sau không thuộc quy định về gánh nặng xã hội. Bạn có thể đủ điều kiện để tham gia những chương trình này mà không lo ảnh hưởng đến trình trạng cư trú.

  • Bảo hiểm Xã hội (trừ việc chăm sóc dài hạn)
  • Chương trình Bảo hiểm Sức khỏe Trẻ em và phụ nữ mang thai
  • Các chương trình về thực phẩm và dinh dưỡng
  • Chương trình Hỗ trợ Bổ sung Dinh dưỡng, Chương trình Bổ sung Dinh dưỡng Đặc biệt dành cho Phụ nữ, Trẻ sơ sinh và Trẻ em, bữa trưa ở trường, ngân hàng thực phẩm
  • Hỗ trợ nhà ở
  • Mục 8, nhà ở công cộng, chỗ ẩn náu
  • Hỗ trợ chăm sóc trẻ em
  • Hỗ trợ tiền mặt ngắn hạn và đặc biệt, giống như gói hỗ trợ và kích thích kinh tế trong đại dịch COVID-19
  • Kiểm tra, điều trị và tiêm vắc-xin COVID-19

xin visa khám bệnh ở mỹ

Quy định về gánh nặng xã hội áp dụng với đối tượng nào?

Việc sử dụng hai loại phúc lợi xã hội trên có thể ảnh hưởng đến tình trạng di trú ở Hoa Kỳ của bạn nếu bạn đang:

  • Xin nhập cảnh vào Hoa Kỳ
  • Nộp hồ sơ đăng ký làm thường trú nhân hợp pháp (LPR)

Thường trú nhân đã có thẻ xanh

Nếu bạn đã có thẻ xanh, gánh nặng xã hội không áp dụng khi bạn gia hạn thẻ xanh hoặc khi nộp đơn xin nhập tịch Mỹ. Tuy nhiên, nếu bạn dự định rời khỏi nước Mỹ và sinh sống tại quốc gia khác trong khoảng thời gian từ 6 tháng trở lên thì nguyên tắc gánh nặng công cộng có thể áp dụng cho bạn trong lần trở về Mỹ sau đó. 

tránh-bị-trục-xuất-khỏi-Mỹ

Đương đơn xin thẻ xanh và visa định cư

Nếu bạn đang hoặc sẽ nộp đơn xin thẻ xanh và không thuộc các trường hợp được liệt kê ở trên, bạn có thể bị đánh giá theo nguyên tắc gánh nặng xã hội. 

Quy định về gánh nặng xã hội KHÔNG áp dụng với đối tượng nào?

Bạn có thể sử dụng bất kỳ phúc lợi xã hội nào mà không gây ảnh hưởng đến tình trạng cư trú nếu bạn thuộc các trường hợp sau đây:

  • Tình trạng tị nạn và xin tị nạn
  • TPS (tình trạng bảo vệ tạm thời)
  • Thị thực U hoặc T 
  • Tình trạng vị thành niên nhập cư đặc biệt 
  • Thường trú nhân hợp pháp (có thẻ xanh) trừ khi bạn rời Hoa Kỳ trong hơn 6 tháng
  • Công dân Hoa Kỳ 

Điều gì sẽ xảy ra nếu viên chức di trú quyết định rằng tôi có khả năng trở thành gánh nặng công cộng?

Nếu viên chức di trú Hoa Kỳ xem xét các điều kiện của bạn và cho rằng bạn có thể trở thành gánh nặng xã hội của Mỹ trong tương lai, họ sẽ từ chối cấp thẻ xanh hoặc visa cho bạn. 

Nguyên tắc gánh nặng xã hội đối với hồ sơ bảo lãnh định cư

Mẫu đơn I-864, còn gọi là “Affidavit of Support” (Giấy Bảo trợ Tài chính), là mẫu đơn bắt buộc trong hồ sơ bảo lãnh định cư Mỹ. Đây là cam kết pháp lý của người người bảo lãnh (bảo trợ tài chính) rằng họ sẽ hỗ trợ tài chính cho người được bảo lãnh để đảm bảo rằng người này sẽ không trở thành gánh nặng cho xã hội Mỹ sau khi nhập cư.

Mục đích

  • Đảm bảo rằng người nhập cư sẽ được hỗ trợ tài chính và sẽ không cần dựa vào các chương trình trợ cấp của chính phủ Mỹ.
  • Là một phần bắt buộc trong hầu hết các trường hợp bảo lãnh người thân định cư Mỹ.

Người bảo trợ

  • Người bảo lãnh (thường là người thân trong gia đình) phải điền và ký mẫu đơn này.
  • Người bảo trợ phải chứng minh có đủ thu nhập hoặc tài sản để hỗ trợ người được bảo lãnh. Thu nhập này phải ít nhất bằng hoặc cao hơn 125% mức nghèo liên bang (Federal Poverty Guidelines).

Yêu cầu thu nhập

Người bảo trợ phải cung cấp bằng chứng về thu nhập, chẳng hạn như bản sao báo cáo thuế thu nhập gần nhất, bảng lương, và thư xác nhận công việc.

Nếu thu nhập của người bảo trợ không đủ, họ có thể kết hợp tài sản hoặc nhận thêm người đồng bảo trợ (joint sponsor).


công ty tư vấn định cư TPHCM

IBID – CÔNG TY TƯ VẤN ĐẦU TƯ ĐỊNH CƯ TẠI TPHCM

Để được tư vấn mở hồ sơ định cư Mỹ cùng chuyên gia di trú, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay IBID qua Hotline: 0916 220 068 hoặc đến trực tiếp văn phòng tại Tầng 5, Toà nhà Master, 155 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, TP. HCM.

Theo dõi IBID để cập nhật nhanh nhất các tin tức định cư Mỹ, châu Âu, CanadaCaribbean.

••••••
••••••
••••••
••••••
••••••
••••••
Jenny Huyền Lê
CEO Công ty IBID

Bà có hơn 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực di trú, trong đó có 05 năm làm việc tại Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh - bộ phận HRS (Humanitarian Resettlement Section) - là bộ phận chuyên xem xét và chấp thuận các diện Con Lai, diện HO.

Với việc trực tiếp xét và sơ vấn trên 4.000 hồ sơ di trú vào Hoa Kỳ, bà có rất nhiều kiến thức nền tảng và kinh nghiệm trong việc đánh giá, thẩm định cũng như hoàn tất các bộ hồ sơ và các thủ tục liên quan đến di trú.

CHIA SẺ

Bình luận

Bình luận bị đóng

Bình luận bằng Facebook

error: Content is protected!!