16.07.2014

Phỏng vấn nhập quốc tịch Mỹ và 3 điều cần lưu ý

Phỏng vấn là khâu cuối cùng của học và thi quốc tịch Mỹ. Mặc dù diễn ra ngắn ngủi nhưng đa số sự thất bại lại tập trung ở khâu này. Vậy đâu là những điều cần lưu ý? Cùng IBID tham khảo bài viết sau.
Những lưu ý trong trả lời phỏng vấn thi nhập tịch Mỹ

Những lưu ý trong trả lời phỏng vấn thi nhập tịch Mỹ

Bạn phải luôn nhớ rằng sau quá trình học thì việc thi quốc tịch Mỹ là bạn phải đối mặt với nhân viên của Sở Di Trú & Nhập Tịch Hoa Kỳ (USCIS). Bạn sẽ phải nói chuyện với họ giống như trong một cuộc phỏng vấn xin việc làm vậy. Tuy nhiên, đa số nhân viên USCIS rất vui vẻ và lịch sự. Vì vậy, chỉ cần chuẩn bị tinh thần sẵn sàng và học theo đúng những kinh nghiệm sau thì bạn sẽ có được kết quả tốt đẹp.
Tìm hiểu thêm về cách nhanh nhất để định cư ở Mỹ tại đây

1. Nắm vững thông tin cá nhân, lịch sử Hoa Kỳ

Khi phỏng vấn thi quốc tịch định cư Mỹ bạn phải nắm rõ và trình bày tốt, đồng thời phải tập trước ở nhà bằng cách tự đặt ra nhiều câu hỏi khác nhau để trả lời và kiểm tra sự nhất quán trong các câu trả lời đó. Những nội dung mà bạn phải phải chính xác và nhất quán gồm:
– Nắm rõ những gì mình viết trong mẫu đơn N-400 vì đó là những câu hỏi mà người phỏng vấn sẽ hỏi bạn đầu tiên, để xem bạn có muốn thay đổi câu trả lời không.
– Tiếp theo bạn sẽ được hỏi về lịch sử Hoa Kỳ trong số 100 câu hỏi đã được phát trước để học.
– Cuối cùng là bạn phải đọc và viết một câu ngắn bằng tiếng Mỹ.

2. Những lưu ý trong trả lời phỏng vấn thi quốc tịch Mỹ

– Nhiều người nghĩ rằng họ có thể đem câu hỏi vào phòng thi quốc tịch Mỹ, hi vọng là có thể lén nhìn nếu không hiểu người ta nói gì. Có người còn viết chữ lên tay! Tuy nhiên, bạn phải biết rằng đây là cuộc phỏng vấn miệng, bạn không được nhìn thấy câu hỏi. Bạn chỉ hiểu được câu hỏi bằng cách lắng nghe mà thôi. Để có thể làm được điều này, bạn cần phải luyện tập kỹ năng nghe của mình, đó là cách duy nhất.
– “Please repeat the question” đó là câu mà bạn cần phải học trước hết. Thật vậy, trong khi phỏng vấn, nếu người nhân viên USCIS đọc câu hỏi quá nhỏ hoặc quá nhanh… khiến bạn không nghe được, bạn có thể nói câu trên để xin họ lặp lại. Vài lần thôi nhé, họ sẽ vui lòng thôi. Còn nếu bạn đạt ngưỡng 5 lần thì có lẽ hồ sơ của bạn sẽ bị “fail” ngay đấy!

3. Tâm lý tốt rất quan trọng cho buổi phỏng vấn

Tư tưởng thoải mái, xác định rõ đối tượng mình sẽ tiếp xúc là nhân viên USCIS, chịu trách nhiệm phỏng vấn thi quốc tịch Mỹ, sẽ hỏi mình những câu liên quan đến tài chính, nơi ở, dự định tương lai… Và những vấn đề bạn thường gặp trong tâm lý đó là:
– Lo sợ quá trước khi vào phỏng vấn – tâm lý quá căng thẳng.
– Nói không rõ ràng, lí nhí hoặc vấp váp.
– Nói nhiều mà ngay cả bản thân cũng không biết mình đang muốn diễn đạt điều gì.
– Nói quá ít thông tin cho những câu hỏi mở không diễn đạt được những điều cần thiết.
Bên cạnh đó, một điều không kém phần quan trọng đó là vẻ bề ngoài của bạn. Đứng đắn chỉnh tề: Trang phục lịch sự để tạo ấn tượng tốt, ấn tượng đầu tiên rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn sẽ có rất ít thời gian để trao đổi với viên chức tham gia phỏng vấn  thi quốc tịch Mỹ cho bạn – là những người thường chỉ có một vài phút để tiến hành quá trình phỏng vấn bạn và đưa ra quyết định.
Nói tóm lại, việc nhập quốc tịch thì phỏng vấn có thành công hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ngoài chuẩn bị giấy tờ đầy đủ, tâm lý trước khi đi phỏng vấn cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ trong việc nhập tịch, hồ sơ đạt yêu cầu nhưng vì mất bình tĩnh, thiếu tự tin hay trả lời phỏng vấn lúng túng nên nhiều đương đơn đã vô tình tạo sự nghi ngờ nơi người phỏng vấn về mục đích nhập tịch, chính những điều tình ngay lý gian này dễ dẫn tới thất bại cho cuộc phỏng vấn.
IBID giúp bạn sơ lược những điều cần lưu ý cho việc học thi quốc tịch Mỹ. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và để biết thêm các thông tin chi tiết về việc nhập quốc tịch, điều kiện, thủ tục, trình tự, thời gian xét duyệt… Bạn có thể tham khảo thêm tại:
Địa chỉ: Lầu 5 Tòa nhà Master, 155 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, TP.HCM
Điện thoại: (84 28) 38 222 102 – Hotline:  0916.22.00.68

••••••
••••••
••••••
••••••
••••••
••••••
Jenny Huyền Lê
CEO Công ty IBID

Bà có hơn 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực di trú, trong đó có 05 năm làm việc tại Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh - bộ phận HRS (Humanitarian Resettlement Section) - là bộ phận chuyên xem xét và chấp thuận các diện Con Lai, diện HO.

Với việc trực tiếp xét và sơ vấn trên 4.000 hồ sơ di trú vào Hoa Kỳ, bà có rất nhiều kiến thức nền tảng và kinh nghiệm trong việc đánh giá, thẩm định cũng như hoàn tất các bộ hồ sơ và các thủ tục liên quan đến di trú.

CHIA SẺ

Bình luận

Bình luận bằng Facebook

error: Content is protected!!