02.10.2021

Tổng quan thị trường việc làm tại Malta

Malta không phải là một đất nước rộng lớn, nhưng nằm trong giới hạn địa lý nhỏ bé đó là một thị trường việc làm cực kỳ sôi động với những cơ hội nghề nghiệp tuyệt vời. Trong một thời gian dài, quốc gia này được coi như cái nôi cho chuyên gia di chuyển từ khắp Đông Âu và Châu Phi. Không chỉ vậy, Malta còn là điểm đến lý tưởng cho người lao động Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh trong những năm gần đây.

Ngành du lịch & khách sạn tại Malta đang phát triển nhanh chóng khiến đảo quốc này dần trở thành trung tâm cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Do đó, cơ hội việc làm tại Malta là cực kỳ đa dạng với nhiều lĩnh vực khác nhau dành cho cả lao động có kỹ năng và lao động phổ thông.

Làm việc ở Malta

Những người tìm việc tại đây có thể mong đợi một mức lương hậu hĩnh, đặc biệt với 3 lĩnh vực nổi trội là:

  • iGaming: Lĩnh vực này đóng một vai trò quan trọng trong việc góp phần tăng trưởng kinh tế của đất nước. Không ít thương hiệu có tên tuổi trong ngành này bắt đầu từ Malta: Betsson Group, Tipico, Mr.Green, Videoslots, … Đặc biệt, lĩnh vực này rất cởi mở, thông báo tuyển dụng thường không yêu cầu ứng viên phải có kinh nghiệm trong ngành nghề nào vì thực tế là có thể có vị trí phù hợp cho bất kỳ ai. Do vậy, bạn có thể tự tin về triển vọng của mình ở đây và tìm thấy rất nhiều công việc đa dạng.
  • Dịch vụ tài chính: Malta hiện đã và đang trở thành một trong những trung tâm tài chính phát triển nhanh nhất Châu Âu do chiến lược kỹ thuật số được chính phủ hỗ trợ mạnh mẽ. Các công ty khởi nghiệp tại đây và đang rất cần nhân tài từ nước ngoài với tất cả những kỹ năng cần thiết. Lĩnh vực Fintech cũng được coi là một trong những ngành ổn định nhất giữa bối cảnh đại dịch hiện nay.
  • Du lịch: Theo dự kiến, ngành du lịch khách sạn vẫn sẽ giữ vững vị trí là lĩnh vực hàng đầu Malta sau thời kỳ đại dịch.Du khách toàn thế giới luôn tỏ ra thích thú với việc khám phá các hòn đảo, vì vậy kỹ năng ngôn ngữ cũng là một lợi thế cạnh tranh cho những người tìm việc nước ngoài trong lĩnh vực này.

Môi trường văn phòng / văn hóa làm việc tại Malta

Người dân Malta vốn nổi tiếng là những người thân thiện và lịch sự. Họ có ý thức mạnh mẽ về bản sắc riêng và rất tự hào về văn hóa cũng như lối sống Địa Trung Hải của họ. Rộng rãi và cởi mở, cách ứng xử của người Malta trong môi trường doanh nghiệp thường không quá trang trọng, nhằm tạo ra một bầu không khí thân thiện, đáng tin cậy. Là công dân của một quốc gia với rất nhiều di sản đa văn hóa, người Malta rất cởi mở đối với các phong tục và tín ngưỡng khác.

Bầu không khí tại các công ty ở Malta cũng ấm áp và cởi mở, mang đậm dấu ấn cá nhân. Tuy nhiên, sẽ có một mức độ phân cấp nhất định. Tinh thần làm việc nhóm đóng một vai trò quan trọng trong văn hóa doanh nghiệp tại Malta, nhưng tính chủ động và khả năng tự chịu trách nhiệm cũng được coi trọng. Việc phản hồi đúng giờ và nhanh chóng rất được đánh giá cao. Tuy nhiên ở Malta mọi người ưu tiên việc giao tiếp qua điện thoại hơn là email.

Mặc dù người Malta thoải mái với bất kỳ chủ đề trò chuyện nào, hãy cẩn thận khi thảo luận về chính trị hoặc tôn giáo, điều này có thể dẫn đến các cuộc tranh luận và tranh luận nghiêm trọng (mặc dù không có chủ đề nào là điều cấm kỵ lớn). Trung thực và khiêm tốn cũng là những tố chất được coi trọng, người Malta không đánh giá cao những người thích thể hiện và hay đặt mình là trung tâm.

Các công ty I-gaming Malta thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo nghề nghiệp & tuyển dụng

Điều khoản lao động tại Malta

Một tuần làm việc ở Malta thường có 40 giờ, với thời gian tối đa là 48 giờ theo quy định của pháp luật. Giờ hành chính hàng ngày thường bắt đầu từ 08:00 và kết thúc vào 17:30. Nếu làm việc theo ca, bạn nên lường trước khả năng phải làm việc từ Thứ Hai đến Chủ Nhật, với các ngày nghỉ phụ trong tuần. Nếu ca làm việc của bạn bao gồm cả ca làm việc vào ban đêm, hợp đồng của bạn sẽ phải ghi rõ điều này, thường đi kèm với mức lương cao hơn.

Ở nhiều công ty, hợp đồng lao động sẽ được bắt đầu bằng thời gian thử việc. Khoảng thời gian này có thể kéo dài tối đa là 6 tháng (sẽ lâu hơn đối với các vị trí cao). Trong thời gian thử việc, cả bạn và người sử dụng lao động của bạn đều có quyền tự chấm dứt hợp đồng làm việc bằng cách thông báo trước thông qua văn bản với thời gian là một tuần trước khi chấm dứt.

Theo luật, hàng năm bạn sẽ được hưởng 25 ngày nghỉ phép (hoặc 200 giờ nghỉ phép mỗi năm). Quyền lợi nghỉ phép của những người bán thời gian được tính trên cơ sở tỷ lệ. Vì Malta có 14 ngày nghỉ lễ nên bạn cũng được nghỉ làm vào những ngày đó (nếu chúng không rơi vào Thứ Bảy hoặc Chủ Nhật).

Trong thời gian nghỉ ốm, các nhân viên vẫn có quyền được hưởng lương. Đây là quyền lợi đã quy định trong luật An sinh xã hội và sẽ được áp dụng sau ngày thứ ba của kỳ nghỉ ốm và sau khi xuất trình giấy chứng nhận y tế trong vòng 10 ngày.

Để làm việc tại Malta

Khi đã trở thành thường trú nhân Malta, cơ hội tìm kiếm việc làm là không khác biệt so với người bản xứ, nhưng sau khi đến nơi, bạn sẽ có một số việc cần phải làm trước khi bắt đầu tìm việc. Một trong số đó là:

  • Mở một tài khoản ngân hàng. Để làm điều này, bạn có thể sẽ phải cần giấy phép cư trú, bằng chứng địa chỉ nơi ở và hợp đồng lao động.
  • Xin số an sinh xã hội. Người lao động tự kinh doanh phải đóng góp cho dịch vụ y tế công cộng, mức phí khoảng € 30 mỗi tuần.
  • Xin mã số thuế. Khi ở Malta, bạn phải đóng thuế như những người khác.
  • Yêu cầu số VAT. Khi có số này bạn sẽ biết liệu mình có phải trả thuế Giá trị gia tăng hoặc được miễn trừ giá trị thu nhập hay không

Bạn cũng có thể sẽ muốn tham gia một vài khóa học để cải thiện khả năng tiếng Anh hoặc củng cổ thêm những kỹ năng khác để tự tin hơn khi tìm kiếm việc làm.

Cũng như tất cả các quốc gia khác trên thế giới, Malta hiện đang dần phục hồi sau tác động của COVID-19 lên toàn bộ nền kinh tế.Điều này ít nhiều đã ảnh hưởng đến mức độ việc làm và thị trường việc làm ở nơi đây. Tuy nhiên, Malta may mắn được hưởng lợi từ những lĩnh vực công nghệ đang phát triển, vốn ít bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Nhờ vậy, thị trường lao động tại đảo quốc này vẫn khá sôi động, đặc biệt là đối với các ngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp.

Do vậy, khi đã quyết định lựa chọn đảo quốc xinh đẹp này là quê hương, bạn có thể tin tưởng vào những cơ hội nghề nghiệp đang chờ đón bản thân và gia đình.

Xem thêm: Thị trường việc làm tại Malta (phần 2): tiền lương và chi phí sinh hoạt

••••••
••••••
••••••
••••••
••••••
••••••
Jenny Huyền Lê
CEO Công ty IBID

Bà có hơn 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực di trú, trong đó có 05 năm làm việc tại Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh - bộ phận HRS (Humanitarian Resettlement Section) - là bộ phận chuyên xem xét và chấp thuận các diện Con Lai, diện HO.

Với việc trực tiếp xét và sơ vấn trên 4.000 hồ sơ di trú vào Hoa Kỳ, bà có rất nhiều kiến thức nền tảng và kinh nghiệm trong việc đánh giá, thẩm định cũng như hoàn tất các bộ hồ sơ và các thủ tục liên quan đến di trú.

CHIA SẺ

Bình luận

Bình luận bằng Facebook

error: Content is protected!!