03.07.2020

So sánh các chương trình nhập tịch để tới Mỹ bằng Visa E-2

Sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump thông qua sắc lệnh cấm nhập cư các diện visa H-1B, visa H-2B, visa J và visa L, nhiều nhà đầu tư đã chuyển hướng sang Visa E-2 để tiếp tục con đường đến Hoa Kỳ sinh sống và kinh doanh cũng như tạo điều kiện cho con cái được học tập miễn phí trên đất Mỹ.

Trong bài viết này, IBID sẽ tiến hành so sánh các chương trình đầu tư nhập tịch của các nước có Hiệp ước Thương mại song phương E-2 với Hoa Kỳ – bước đầu để tới Mỹ bằng Visa E-2. Bảng so sánh sẽ giúp nhà đầu tư có được cái nhìn rõ nét nhằm lựa chọn được chương trình phù hợp với gia đình mình nhất.

Tuy nhiên, trước tiên, hãy tìm hiểu về Visa E-2.

Visa E-2

Visa E-2 là thị thực không định cư, được cấp cho đương đơn là công dân của các quốc gia có Hiệp ước Thương mại song phương với Hoa Kỳ, với điều kiện là đương đơn đó thực hiện đầu tư vào một hoạt động kinh doanh hoặc một doanh nghiệp trong lãnh thổ nước Mỹ. Visa E-2 cho phép đương đơn và gia đình đến Hoa Kỳ sinh sống để điều hành kinh doanh trong thời gian tối đa 5 năm không giới hạn số lần gia hạn.

Visa E-2 có lợi ích gì vượt trội?

  • Không yêu cầu trình độ quản lý, học vấn, kinh nghiệm, ngoại ngữ, …
  • Tự do sinh sống, kinh doanh tại Hoa Kỳ cho cả gia đình gồm đương đơn, vợ/chồng và con dưới 21 tuổi còn độc thân.
  • Con cái được học miễn phí trường công đến hết phổ thông, học phí đại học thấp hơn nhiều so với du học sinh.
  • Không phải nộp hồ sơ qua Sở di trú. Thời gian phê duyệt Visa tại Lãnh sự quán chỉ 2-3 tháng.

Điều kiện tham gia nộp Visa E-2

  • Đương đơn phải sở hữu hộ chiếu của quốc gia có Hiệp ước Thương mại song phương với Hoa Kỳ (Nhà đầu tư Việt Nam có thể tham gia chương trình đầu tư nhập tịch các nước có Hiệp ước này trước khi nộp Visa E-2).
  • Phải sở hữu (trên 50% vốn) một doanh nghiệp tại Hoa Kỳ với số vốn đầu tư từ 150,000 USD.
  • Doanh nghiệp này phải thuê tối thiểu 2 lao động Mỹ toàn thời gian.
  • Điều kiện gia hạn visa E-2 là doanh nghiệp tại Mỹ vẫn còn hoạt động.

Quy trình xin visa E2 cho nhà đầu tư Việt Nam

Bước 1: Trở thành công dân 1 quốc gia có Hiệp ước với Hoa Kỳ.
Bước 2: Tham vấn pháp lí với luật sư E-2.
Bước 3: Tìm kiếm cơ hội và lên kế hoạch kinh doanh phù hợp.
Bước 4: Hoàn thiện đầu tư và nộp hồ sơ (2-4 tháng, tỷ lệ chấp thuận trên 90%).
Bước 5: Phỏng vấn tại lãnh sự quán Mỹ thuận tiện nhất.
Bước 6: Cả gia đình nhận kết quả visa và nhập cảnh Hoa Kỳ.

So sánh chương trình nhập tịch các quốc gia có Hiệp ước E-2 với Hoa Kỳ.

Lấy quốc tịch của quốc gia có Hiệp ước E-2 là bước đầu tiên để xin Visa E-2 cho nhà đầu tư Việt. Hiện nay, có nhiều quốc gia với các yêu cầu và lợi ích khác nhau khiến nhiều nhà đầu tư phân vân và không biết chương trình nào phù hợp với gia đình mình. 4 quốc gia vừa có Hiệp ước E-2 vừa có chương trình đầu tư nhập tịch được đánh giá cao sẽ được so sánh dưới đây bao gồm: Bulgaria, Grenada, Montenegro, Turkey (Thổ Nhĩ Kỳ). Thời hạn thị thực E-2 tối đa dành cho công dân Montenegro là 1 năm, với 3 nước còn lại là 5 năm.

Nhìn chung, chương trình đầu tư nhập tịch Grenada nổi bật hơn hẳn và được nhiều nhà đầu tư lựa chọn nhờ số tiền đầu tư thấp, thời gian nhận quốc tịch nhanh chóng, cả 4 thế hệ đều được nhận hộ chiếu quyền lực và nhiều lợi ích khác. Chương trình CBI Grenada được Best Citizenships (BC) đánh giá là Chương trình đầu tư định cư tốt nhất trên thế giới, trong khi Montenegro xếp hạng 3, Bulgaria xếp hạng 4 và Turkey xếp hạng 6.

Xem thêm: Các loại hình doanh nghiệp giúp NĐT dễ dàng nhận Visa E-2 Mỹ

••••••
••••••
••••••
••••••
••••••
••••••
Jenny Huyền Lê
CEO Công ty IBID

Bà có hơn 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực di trú, trong đó có 05 năm làm việc tại Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh - bộ phận HRS (Humanitarian Resettlement Section) - là bộ phận chuyên xem xét và chấp thuận các diện Con Lai, diện HO.

Với việc trực tiếp xét và sơ vấn trên 4.000 hồ sơ di trú vào Hoa Kỳ, bà có rất nhiều kiến thức nền tảng và kinh nghiệm trong việc đánh giá, thẩm định cũng như hoàn tất các bộ hồ sơ và các thủ tục liên quan đến di trú.

CHIA SẺ

Bình luận

Bình luận bằng Facebook

error: Content is protected!!