ANH CHỊ CẦN ĐƯỢC TƯ VẤN?
Để lại thông tin dưới đây để được hỗ trợ
* Chúng tôi cam kết bảo mật thông tin của anh chị.
Tại Malta, bất kỳ ai tiến hành hoạt động kinh tế dưới danh nghĩa của mình đều được coi là tự kinh doanh. Các vấn đề về thuế, an sinh xã hội và đăng ký VAT – tất cả công việc và trách nhiệm tuân thủ yêu cầu của nhiều cơ quan chức năng khác nhau, thực hiện nộp thuế chính xác và kịp thời,… thuộc về cá nhân người kinh doanh. Do vậy, điều này có thể sẽ là khá khó khăn nếu bạn không có người hướng dẫn. Hãy cùng IBID tìm hiểu qua về các nghĩa vụ của một người tự kinh doanh đối với các cơ quan chức năng tại Malta.
Trong điều kiện doanh thu được tạo ra từ các hoạt động kinh doanh, bạn sẽ không được miễn trừ nếu không có tín dụng (có thể tìm thấy danh sách tất cả các hoạt động này trong Đạo luật thuế VAT của Malta). Người tự kinh doanh phải đăng ký thuế VAT trong vòng 30 ngày kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh với Văn phòng Ủy ban Doanh thu (Commissioner for Revenue). Nếu không đăng ký kịp thời thì sẽ bị phạt hành chính rất nặng.
Có một quan niệm sai lầm phổ biến là những cá nhân dưới ngưỡng doanh thu hàng năm sẽ không cần phải đăng ký VAT, tuy nhiên, trong trường hợp này thì điều đó không đúng. Nếu doanh thu được tạo ra không được miễn trừ khi không có tín dụng, thì bạn cần phải đăng ký từ thu nhập đầu tiên được tạo ra. Tại Malta có 3 loại đăng ký khác nhau:
Cục Thuế nội địa, VAT và Hải quan Malta được sáp nhật vào năm 2018 để tạo thuận lợi hơn cho người nộp thuế cũng như tăng cường kiểm soát của chính phủ
Trừ phi bạn là người Malta hoặc làm việc ở Malta và đã sở hữu một mã số thuế từ trước, bạn sẽ phải đăng ký với Văn phòng Ủy ban Doanh thu để xin mã số thuế của mình.
Cứ theo định kỳ hàng năm, kể từ năm đầu tiên của hoạt động kinh doanh, bạn sẽ phải nộp tờ khai thuế và nộp thuế đối với lợi nhuận của mình. Thời hạn nộp tờ khai thuế và nộp bất kỳ loại thuế nào (vẫn phải nộp dù không có lợi nhuận) là sáu tháng sau khi kết thúc năm dương lịch.
Nếu hoạt động kinh doanh của một người là bán thời gian, người đó có thể nộp thuế ở mức cố định là 15% trên lợi nhuận lên đến 12.000 EUR, với yêu cầu là phải nộp biểu mẫu phù hợp và nộp thuế vào cuối tháng 4 của năm sau. Trong trường hợp đó, người này sẽ không phải nộp tờ khai thuế vào cuối tháng 6 như đã nói ở trên, trừ khi lợi nhuận từ việc tự kinh doanh bán thời gian vượt quá 12.000 EUR/ năm.
Để áp dụng cách này, người tự kinh doanh sẽ phải được đăng ký là cá nhân tự kinh doanh bán thời gian với JobsPlus. Họ cũng sẽ không được tuyển dụng nhiều hơn hai nhân viên làm việc toàn thời gian, hoặc một nhân viên là người hưởng trợ cấp và một nhân viên là sinh viên đang đi học toàn thời gian.
Trừ trường hợp là người Malta hoặc làm việc ở Malta và đã sở hữu mã số an sinh xã hội từ trước, bạn sẽ phải đăng ký mã số này với Bộ An sinh xã hội. Sau khi đăng ký, bạn sẽ được yêu cầu thực hiện ba khoản thanh toán hàng năm vào mỗi cuối tháng 4, tháng 8 và tháng 12. Các khoản thanh toán này là bắt buộc và được tính dựa trên lợi nhuận ròng hàng năm của năm trước năm đóng góp. Nếu bạn chỉ tự kinh doanh bán thời gian và có một nguồn thu nhập chính khác (chẳng hạn như từ một việc làm toàn thời gian), thì bạn sẽ chỉ cần trả phí an sinh xã hội dựa trên nguồn thu nhập chính và không bị yêu cầu thêm tiền cho những thu nhập từ công việc tự kinh doanh.
JobsPlus là cơ quan việc làm quốc gia tại Malta, được thành lập vào năm 1990 với tên gọi khác là ETC (Tổng công ty Việc làm và Đào tạo). Chức năng chính của JobsPlus là hỗ trợ quá trình tìm kiếm việc làm của người dân Malta, cũng như giúp người sử dụng lao động tìm được các nhân viên tiềm năng. Ngoài ra, JobsPlus còn có một số dịch vụ khác như cung cấp thông tin về thị trường việc làm tại Malta và đưa ra các khóa đào tạo miễn phí về kỹ năng làm việc.
Đối với những người tự kinh doanh, bất kể dự định của bạn là thực hiện hoạt động kinh doanh trên cơ sở toàn thời gian hay bán thời gian, bạn cũng sẽ phải làm thủ tục thông báo cho JobsPlus trước khi bắt đầu hoạt động. Những người chưa từng làm việc ở Malta cũng được yêu cầu phải đăng ký với JobsPlus.
Malta vốn hay được gọi tên trong nhóm những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất hiện nay. Một trong những lý do cho điều này là nhờ những điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển kinh doanh như chi phí thiết lập thấp, ngôn ngữ chính là tiếng Anh và nguồn nhân lực hiệu quả trình độ cao. Bên cạnh đó, đất nước này cũng xứng đáng với danh hiệu “Thiên đường thuế” khi không chỉ có mức thuế thu nhập doanh nghiệp thấp nhất – chỉ từ 5% – mà còn có những chính sách về thuế vô cùng hấp dẫn như miễn thuế thu nhập toàn cầu, thuế bất động sản và thuế thừa kế.
Vị trí địa lý của Malta khiến đảo quốc này trở thành nơi đặc biệt thuận lợi cho các hoạt động giao thương trong thị trường EU. Bởi vậy, khi đã trở thành thường trú nhân tại Malta, bạn sẽ có thể đi lại tự do tới 26 quốc gia trong khối Schengen, dễ dàng mở rộng cơ hội kinh doanh và làm việc với các đối tác châu Âu. Chương trình đầu tư định cư tại Malta cũng được đánh giá là khá thuận lợi khi chi phí đầu tư thấp, đầu tư an toàn 100% và không yêu cầu thời gian thường trú.
Bà có hơn 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực di trú, trong đó có 05 năm làm việc tại Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh - bộ phận HRS (Humanitarian Resettlement Section) - là bộ phận chuyên xem xét và chấp thuận các diện Con Lai, diện HO.
Với việc trực tiếp xét và sơ vấn trên 4.000 hồ sơ di trú vào Hoa Kỳ, bà có rất nhiều kiến thức nền tảng và kinh nghiệm trong việc đánh giá, thẩm định cũng như hoàn tất các bộ hồ sơ và các thủ tục liên quan đến di trú.
Bình luận
Bình luận bằng Facebook