Đặc thù thị trường bất động sản Mỹ là tỷ lệ được vay thế chấp rất cao, thông thường 80-90%, đồng thời lãi suất vay rất thấp, nếu đủ điều kiện vay từ các tổ chức được chính phủ hỗ trợ như FHA hoặc USDA, tỷ lệ vay có thể tới 100% và lãi suất hiện tại chỉ khoảng 2-3%/năm.
Do đó, hầu hết người mua nhà ở Mỹ đều sử dụng đòn bẩy tài chính. Ngay cả khi đã thế chấp để mua nhà, nếu sau đó tiếp cận được gói vay tốt hơn, người mua cũng có thể xin vay tái cấp vốn – nghĩa là nhận một khoản thế chấp mới để thanh toán cho khoản thế chấp hiện có của mình.
Nhận MIỄN PHÍ Cẩm nang định cư Mỹ EB-5
10 điều phải biết khi tìm hiểu về chương trình đầu tư định cư Mỹ EB-5
Tái cấp tài chính hoạt động giống như việc nhận thế chấp để mua một ngôi nhà. Tuy nhiên, bạn sẽ không cần lo lắng về việc mua hay chuyển nhà và cũng được giảm bớt áp lực về thời hạn. Bên cạnh đó, nếu hối hận về quyết định đã ra, bạn vẫn có thể hủy giao dịch cho đến nửa đêm của ngày làm việc thứ ba sau khi đóng khoản vay của mình.
Từ tháng 4/2019 đến tháng 8/2020, thời gian trung bình để tái cấp vốn cho một khoản thế chấp thông thường dao động từ 38 đến 48 ngày, theo Báo cáo của Ellie Mae’s Origination Insight. Khi lãi suất giảm và nhiều chủ nhà muốn xin tái cấp vốn, công việc cho vay sẽ trở nên bận rộn khiến cho quá trình cấp vốn kéo dài. Việc tái cấp tài chính cho một khoản vay FHA hoặc VA cũng có thể lâu hơn một tuần so với tái cấp vốn thông thường.
Hầu hết người mua nhà ở Mỹ đều xin vay thế chấp để tận dụng đòn bẩy tài chính
Tùy thuộc vào loại thế chấp bạn đang trả và loại bạn đang xin tái cấp vốn, lợi ích của việc tái cấp vốn cho khoản thế chấp của bạn có thể bao gồm những điều sau:
Tuy vậy, trong một số trường hợp, nó cũng đưa lại một số nhược điểm như:
Việc tái cấp vốn có thể làm giảm khoản thanh toán thế chấp hàng tháng bằng cách giảm lãi suất hoặc tăng thời hạn vay. Điều này cũng có thể giảm trừ chi phí lãi suất dài hạn của bạn thông qua một lãi suất thế chấp thấp hơn, thời hạn vay ngắn hơn hoặc cả hai. Nó cũng có thể giúp bạn thoát khỏi bảo hiểm thế chấp.
Các chi phí kết thúc như phí khởi tạo, phí thẩm định, phí bảo hiểm quyền sở hữu và phí báo cáo tín dụng luôn là một yếu tố quan trọng để quyết định việc có nên tái cấp vốn hay không. Những chi phí này thường lên tới 2% – 6% số tiền bạn đang vay.
Bạn sẽ cần biết chi phí đóng của khoản vay để tính điểm hòa vốn mà khoản tiết kiệm từ lãi suất thấp hơn vượt quá chi phí đóng. Bạn có thể tính điểm này bằng cách chia chi phí đóng của mình cho số tiền tiết kiệm hàng tháng từ khoản thanh toán mới của bạn.
Số tiền được tái cấp vốn | Chi phí đóng (%) | Chi phí đóng ($) | Phí thanh toán hàng tháng hiện tại | Phí thanh toán hàng tháng mới | Tiền tiết kiệm hàng tháng | Thời kỳ hòa vốn (tháng) |
$250,000 | 2% | $5,000 | $1,150 | $950 | $200 | 25 |
$250,000 | 4% | $10,000 | $1,150 | $950 | $200 | 50 |
$250,000 | 6% | $15,000 | $1,150 | $950 | $200 | 75 |
Khoảng thời gian hòa vốn 25 tháng là lựa chọn tốt, 50 tháng cũng có thể được, nhưng 75 tháng là quá dài. Có nhiều khả năng bạn sẽ tái cấp vốn hoặc bán nhà của mình trong vòng 6,25 năm tới. Theo dữ liệu từ Freddie Mac, từ năm 1994 đến quý đầu tiên của năm 2020, số năm trung bình mà một người đi vay đã giữ thế chấp trước khi tái cấp vốn là 3,6 năm.
Nếu bạn nghĩ rằng khoản vay mới sẽ là khoản vay cuối cùng của bạn, hãy chắc chắn rằng mình đã tính toán thêm những năm lãi suất mà bạn sẽ phải trả. Ví dụ: nếu bạn còn 27 năm và bắt đầu lại với thời hạn 30 năm, thì đó là ba năm lãi suất bổ sung với thời gian hòa vốn dài hơn.
Xem thêm: Khi nào bạn nên tái cấp vốn cho một ngôi nhà tại Mỹ?
Bà có hơn 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực di trú, trong đó có 05 năm làm việc tại Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh - bộ phận HRS (Humanitarian Resettlement Section) - là bộ phận chuyên xem xét và chấp thuận các diện Con Lai, diện HO.
Với việc trực tiếp xét và sơ vấn trên 4.000 hồ sơ di trú vào Hoa Kỳ, bà có rất nhiều kiến thức nền tảng và kinh nghiệm trong việc đánh giá, thẩm định cũng như hoàn tất các bộ hồ sơ và các thủ tục liên quan đến di trú.
Bình luận
Bình luận bằng Facebook