ANH CHỊ CẦN ĐƯỢC TƯ VẤN?
Để lại thông tin dưới đây để được hỗ trợ
* Chúng tôi cam kết bảo mật thông tin của anh chị.
Đầu những năm 2010, nền kinh tế Malta trì trệ kéo dài đã khiến các cơ hội việc làm bị cắt giảm, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao, cùng sự gia tăng về số người gặp khó khăn hoặc thiếu thốn vật chất. Trong thời gian này, nhiều người dân phải phụ thuộc vào các chế độ phúc lợi, nguồn thu nhập chính của họ thông qua trợ cấp xã hội và trợ cấp thất nghiệp. Năm 2013, số người hưởng trợ cấp xã hội là 9.241 và số người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp là hơn 6.000 người.
Vào năm 2014, Chính phủ Malta đã triển khai các sáng kiến và chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức độ việc làm, đồng thời đưa ra một gói các biện pháp kích hoạt xã hội và sự tham gia của người lao động. Gói này, với tên gọi là “Making Work Pay”, bao gồm 3 phần: cắt giảm các khoản phúc lợi xã hội, tăng mạnh các quyền lợi tại chỗ làm và triển khai dịch vụ chăm sóc trẻ em miễn phí cho các bậc cha mẹ đi làm và đi học.
Kế hoạch cắt giảm phúc lợi chủ yếu được phát triển để ngăn chặn hiện tượng dựa dẫm vào tiền trợ cấp thay vì lao động cũng như giúp người dân cảm thấy được đảm bảo hơn khi làm việc. Sau khi có việc làm, những người hưởng trợ cấp xã hội sẽ được phép giữ lại một phần trợ cấp của họ trong thời gian ba năm. Trong năm đầu tiên, họ được giữ 65% trợ cấp, và trong hai năm tiếp theo, con số này giảm xuống lần lượt là 45% và 25%.
Đề án này được phát triển với sự hợp tác chặt chẽ từ phía các nhà cung cấp việc làm trong lĩnh vực tư nhân. Bù lại, trong ba năm của đề án, họ sẽ được nhận 25% phúc lợi.
Tỷ lệ người tiếp nhận và tham gia vào chương trình dần đạt mức cao nhất là 3.600 trong năm 2017. Hiệu quả của nó cũng được thể hiện rõ rệt khi hơn 80% số người tham gia vẫn có việc làm vào cuối thời hạn 3 năm của chương trình. Trong đó có khoảng 70% người tham gia là phụ nữ.
“Making Work Pay”, bao gồm việc Cắt giảm các phúc lợi xã hội, Quyền lợi tại chỗ làm và Dịch vụ giữ trẻ miễn phí cho các bậc cha mẹ đi làm và đi học.
Quyền lợi trong công việc là một phần quan trọng của chương trình Making Work Pay. Nó được điều chỉnh để tăng thu nhập khả dụng cho các gia đình có thu nhập kép và những cha mẹ đơn thân đang làm việc có con cái phụ thuộc đến 23 tuổi. Vào năm 2015, chương trình này đã được mở rộng cho các gia đình chỉ có một nguồn thu nhập với tỷ lệ thấp hơn so với tỷ lệ của những người có thu nhập kép để khuyến khích phụ huynh thứ hai trong gia đình cũng tham gia làm việc nhằm đạt được lợi ích cao hơn. Đến cuối năm 2020, số hộ gia đình được hưởng lợi tăng gấp 4 lần, lên đến hơn 5.300. Theo số liệu của NSO, kể từ khi bắt đầu chương trình, các gia đình tham gia đã kiếm được tổng cộng € 20,5 triệu, cao hơn thu nhập từ việc làm và phúc lợi gia đình của họ.
Một dịch vụ chăm sóc trẻ em miễn phí đã được triển khai nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia nhập hoặc giữ chân nguồn nhân lực nữ giới trong thị trường lao động. Chính sách này đã được các gia đình có con dưới 3 tuổi đón nhận nồng nhiệt. Theo các số liệu chính thức cho thấy, từ khi ra mắt dịch vụ vào năm 2014, số lượng các em nhỏ được đưa đến trung tâm chăm sóc đã tăng gấp đôi lên đến 6.700 trẻ.
Nhìn chung, được hỗ trợ bởi sự tăng trưởng kinh tế đáng chú ý, các biện pháp khuyến khích xã hội này đã góp phần cắt giảm số lượng người thất nghiệp xuống mức thấp kỷ lục. Đồng thời, xu hướng gia tăng ổn định về sự tham gia của người lao động nữ cũng khẳng định tính hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề mất cân bằng giới tính trong thị trường lao động. Không chỉ vậy, Malta còn đảo ngược sự gia tăng về số người trong tình trạng thiếu thốn vật chất.
Thành công của chương trình được phản ánh bằng việc số người nhận trợ giúp xã hội giảm từ 5.400 người xuống chỉ còn dưới 4.600, và số người hưởng trợ cấp thất nghiệp giảm từ 5.000 người xuống chỉ còn hơn 1.100 người trong cuối năm 2020. Nhìn chung, mức độ phụ thuộc vào phúc lợi đã giảm đi hơn 60% chỉ trong 6 năm. Đây quả thực là một thành tựu đáng kể. Điều đáng nói nhất là trong năm đại dịch vừa qua, số lượng đối tượng trợ giúp xã hội vẫn không hề thay đổi, nhờ hàng loạt gói viện trợ mạnh mẽ được Chính phủ đưa ra trong 15 tháng qua.
Xem thêm:
Tổng quan thị trường việc làm Malta
Thị trường việc làm Malta: tiền lương và chi phí sinh hoạt
NDSF là quỹ tài sản có chủ quyền của Malta. Quỹ này được duy trì bằng cách trích tỷ lệ phần trăm doanh thu từ một số cơ quan chính phủ, trong đó có Văn phòng Chương trình nhà đầu tư cá nhân của Malta. NDSF tập trung các khoản tiền nhận được vào những lợi ích công cộng nhằm nâng cao các lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu, đổi mới cũng như thực hiện các sáng kiến về việc làm, môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Khi các nhà đầu tư được cấp quyền công dân thông qua các dịch vụ đặc biệt – là các khoản đầu tư trị giá từ 690.000 € trở lên vào nền kinh tế Malta – thì số tiền đó sẽ được NDSF tiếp nhận.
Malta là quốc gia EU duy nhất có luật cho phép nhập tịch thông qua các dịch vụ đặc biệt. Những khoản đầu tư từ nước ngoài này đóng một vai trò đáng kể vào việc hỗ trợ nền kinh tế đất nước trong thời kỳ khủng hoảng. Ví dụ, cơ quan xếp hạng DBRS đã khẳng định xếp hạng tín dụng của Malta ở mức A – cao và ổn định. Xếp hạng chính là một trong những dấu hiệu cho thấy sức mạnh tài chính và mức độ tín nhiệm của nước đó. Bởi vậy nền kinh tế Malta được dự đoán là sẽ phát triển ổn định trong thời gian dài.
Malta sử dụng quỹ NDSF để xây dựng nhà ở xã hội, cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ phát triển thể thao và di sản nghệ thuật của đất nước.
Chăm sóc sức khỏe. Vào năm 2019, chính phủ Malta phân phối 10 triệu euro nhằm hiện đại hóa dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu. Theo dự kiến vào năm 2022, cứ mỗi 5000 công dân Malta sẽ có một trung tâm chăm sóc sức khỏe.
Khu nhà ở xã hội mới được NDSF hỗ trợ xây dựng tại Silema, Malta.
Các dự án xã hội. Malta có nhiều chính sách hỗ trợ dành cho các gia đình có thu nhập thấp và các gia đình khó khăn. Ví dụ, những trẻ em Malta đang điều trị ung thư tại Anh sẽ được chính phủ cung cấp nơi ở. Hè năm nay, chính phủ đã quyết định gửi một triệu Euro từ NDSF cho ba tổ chức từ thiện là Malta Community Chest Fund, Dar tal-Providenza và Caritas.
Các dự án nhà ở xã hội trong nước cũng đang được xây dựng bằng tiền từ quỹ NDSF. Do đại dịch COVID-19 lây lan, nhiều người dân Malta không có khả năng trả tiền thuê nhà, khiến cho danh sách chờ mua nhà ở xã hội ngày một dài.
Chống dịch COVID-19. Từ năm 2020, phần lớn số tiền trong quỹ được dành để chống lại đại dịch COVID-19, với khoảng 400 khu nhà ở công cộng được khử trùng và làm sạch hàng tháng. Các ngôi nhà này là nơi sinh sống của những người cao tuổi do nguy cơ mắc bệnh cao. Chương trình này sẽ còn tiếp tục cho đến khi đại dịch kết thúc. Việc gia hạn sẽ được chính phủ đưa ra quyết định sau đó.
Nhiều nghiên cứu hiện đang được tiến hành để đánh giá lại cách thức vận hành của các chính sách và dự án này nhằm có những điều chỉnh chặt chẽ hơn khi xã hội và cơ sở hạ tầng kinh tế của Malta đã phát triển trong vài năm qua, để có thể tiếp tục đóng góp cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Xem thêm:
Bà có hơn 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực di trú, trong đó có 05 năm làm việc tại Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh - bộ phận HRS (Humanitarian Resettlement Section) - là bộ phận chuyên xem xét và chấp thuận các diện Con Lai, diện HO.
Với việc trực tiếp xét và sơ vấn trên 4.000 hồ sơ di trú vào Hoa Kỳ, bà có rất nhiều kiến thức nền tảng và kinh nghiệm trong việc đánh giá, thẩm định cũng như hoàn tất các bộ hồ sơ và các thủ tục liên quan đến di trú.
Bình luận
Bình luận bằng Facebook