24.09.2021

Hệ thống chăm sóc sức khỏe tại Malta

Năm 2019, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp hạng chất lượng chăm sóc sức khỏe tại Malta đứng thứ 5 thế giới, trong khi hệ thống tại Mỹ và Vương quốc Anh lần lượt xếp hạng 37 và 18. Có thể thấy, hệ thống y tế của Malta được đánh giá rất cao. Du lịch y tế là một trong những ngành quan trọng tại đây. Trong cuộc chiến chống Covid-19, Malta cũng luôn dẫn đầu liên minh EU và toàn châu Âu về thành tích tiêm ngừa cũng như kiểm soát số ca nhiễm, ca bệnh nặng và tử vong.

Hệ thống y tế của Malta

Các dịch vụ y tế chủ yếu được tài trợ từ nguồn thu thuế chung và quỹ bảo hiểm quốc gia. Điều này nghĩa là hầu hết các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đều không cần trả phí, trừ khi người bệnh không được hưởng các quyền lợi chăm sóc sức khỏe của bảo hiểm xã hội.

Tại Malta, quyền được hưởng dịch vụ y tế công phụ thuộc vào việc một cá nhân có tuân theo luật an sinh xã hội hay không. Điều này khác với tại Vương quốc Anh, nơi mà hệ thống này dựa trên địa điểm cư trú. Ở Malta, các công dân nước ngoài cũng có thể nhận được trợ cấp chăm sóc sức khỏe, nếu họ làm việc và đóng các khoản đóng góp an sinh xã hội đầy đủ như một công dân bản địa.

Ngoài ra, do sự tăng trưởng về thu nhập và phát triển của lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tư nhân, ngày càng nhiều người Malta chọn lựa chọn dịch vụ này thay vì hệ thống công cộng. Tỷ trọng chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong tổng chi tiêu (công và tư) gần đây đã giảm ở Malta (khoảng 65%) trong khi ở Anh vẫn ở mức cao (khoảng 83%).

Tìm bác sĩ tại Malta

Nếu muốn tìm một bác sĩ chuyên khoa thì việc đầu tiên cần làm là đăng ký với một bác sĩ đa khoa trong khu vực địa phương của bạn càng sớm càng tốt. Bác sĩ đa khoa có thể giới thiệu bạn đến một bác sĩ chuyên khoa nếu họ tin rằng bạn cần. Trong hệ thống y tế công cộng của Malta, bệnh nhân cần có giấy giới thiệu của bác sĩ đa khoa trước khi đến gặp bác sĩ chuyên khoa.

Danh sách chờ

Tuy chất lượng chăm sóc sức khỏe ở các cơ sở công cộng rất tốt, nhưng với những bệnh không nguy cấp, khả năng cao là bạn sẽ bị đưa vào danh sách chờ. Nhiều công dân Malta không hài lòng với việc phải chờ đợi như vậy và quyết định tìm đến các cơ sở y tế tư nhân. Tuy cách làm này tốn kém hơn, nhưng bù lại người bệnh được chữa trong thời gian ngắn.

Chi phí tự trả

Ngay cả khi được miễn phí nhờ bảo hiểm xã hội, vẫn có những trường hợp bạn cần phải tự chi trả. Các trường hợp đó bao gồm:

  • Nha khoa, ngoại trừ chăm sóc nha khoa khẩn cấp.
  • Thuốc theo toa, trừ khi bạn được Tiểu bang hỗ trợ thu nhập thấp hoặc mắc bệnh mãn tính.
  • Y tế tư nhân.
  • Chi phí y tế phát sinh bên ngoài Malta, trừ khi có thỏa thuận đồng ý từ cả hai bên.

Mater Dei – bệnh viện công lớn nhất tại Malta

Bảo hiểm xã hội

Các đối tượng được nhận bảo hiểm

Theo mục 3 của Đạo luật An sinh Xã hội tại Malta, đối tượng là người cư trú hợp pháp được nhận bảo hiểm xã hội cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Từ 16 tuổi trở lên
  • Không phải là người về hưu, và
  • Là “người lao động”, “tự kinh doanh” hoặc “làm việc tự do”.

Ở Malta, một cá nhân làm việc tự do kiếm được ít nhất € 910 mỗi năm sẽ được coi là “tự kinh doanh”. Mặt khác, một người sẽ “làm việc tự do” nếu họ:

  • Không phải là “người lao động” cũng không “tự kinh doanh”
  • Dưới 65 tuổi
  • Thường cư trú ở Malta
  • Đang không tham gia bất cứ chương trình giáo dục hoặc đào tạo toàn thời gian nào, và
  • Không nhận trợ cấp phúc lợi.

Công dân Malta không phân biệt độ tuổi và công việc, các thành viên gia đình của người được nhận bảo hiểm (vợ/ chồng và con cái phụ thuộc) đủ điều kiện để nhận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe miễn phí. Những người nhận tiền trợ cấp của chính phủ cũng được coi là đủ điều kiện. Ngoài ra, còn có các chương trình trợ giúp xã hội dành cho những người có thu nhập thấp và bị bệnh mãn tính.

Trường hợp chưa có quốc tịch Malta và không thuộc các đối tượng kể trên sẽ phải mua bảo hiểm, tuy nhiên nếu là thường trú nhân thì mức phí giảm đáng kể so với các trường hợp người nước ngoài khác.

Phí đóng bảo hiểm

Các khoản đóng bảo hiểm quốc gia của Malta đều dựa trên thu nhập, mặc dù có những khoản đóng góp tối thiểu. Các khoản thanh toán này thường dành cho những phúc lợi an sinh xã hội, chẳng hạn như thất nghiệp, thai sản, v.v.

Có hai nhóm phí bảo hiểm là hạng 1 và hạng 2. Loại thứ nhất được trả bởi sinh viên, người lao động và những người sử dụng lao động còn loại thứ hai được trả bởi những người “làm việc tự do” kiếm được hơn € 910 mỗi năm và đối tượng “tự kinh doanh”.

Chi phí đóng góp của hạng 1 được chia sẻ đều giữa người lao động và người sử dụng lao động. Người lao động thường trả 10% và người sử dụng lao động trả thêm 10%, tùy thuộc vào mức độ, chi phí có thể từ € 800-2.000 một năm. Phí đóng góp của hạng 2 thường được tính bằng 15% thu nhập có bảo hiểm của người nhận bảo hiểm.

Bảo hiểm y tế dành cho người nước ngoài tại Malta

Nếu không đáp ứng được các yêu cầu để nhận bảo hiểm xã hội tại Malta, thì bảo hiểm y tế là lựa chọn cần được cân nhắc. Bạn nên đánh giá các khoản phí bảo hiểm có thể có và xem xét các thỏa thuận bảo hiểm của mình trước khi chuyển đến Malta.

Có thể lựa chọn bảo hiểm vượt mức chỉ dành cho những loại rủi ro đắt tiền, như vậy phí bảo hiểm hàng tháng sẽ chỉ rơi vào khoảng dưới 100 đô la. Nếu không, các loại bảo hiểm y tế tư nhân bình thường sẽ có giá tầm vài trăm đô la mỗi tháng. Đây là mức phí dành cho người nước ngoài, thường trú nhân sẽ được áp dụng mức phí thấp hơn nhiều. Con số này có thể tính là rẻ so với chi phí bảo hiểm ở  nước khác như Mỹ, và đã bao gồm cả bảo hiểm xã hội (hoặc thuế) và bảo hiểm tư nhân.

••••••
••••••
••••••
••••••
••••••
••••••
Jenny Huyền Lê
CEO Công ty IBID

Bà có hơn 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực di trú, trong đó có 05 năm làm việc tại Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh - bộ phận HRS (Humanitarian Resettlement Section) - là bộ phận chuyên xem xét và chấp thuận các diện Con Lai, diện HO.

Với việc trực tiếp xét và sơ vấn trên 4.000 hồ sơ di trú vào Hoa Kỳ, bà có rất nhiều kiến thức nền tảng và kinh nghiệm trong việc đánh giá, thẩm định cũng như hoàn tất các bộ hồ sơ và các thủ tục liên quan đến di trú.

CHIA SẺ

Bình luận

Bình luận bằng Facebook

error: Content is protected !!