24.06.2020

Điều kiện thi nhập quốc tịch Mỹ cho người định cư

Định cư rồi nhập quốc tịch là con đường duy nhất để trở thành công dân Mỹ. Nhiều người nghĩ rằng nó khó khăn, nhưng thực tế lại không hẳn như vậy. Vậy thi quốc tịch Mỹ bạn cần chuẩn bị những gì? Cùng IBID tham khảo qua bài viết dưới đây.

Điều kiện giúp người định cư nhập quốc tịch Mỹ

Lễ tuyên thệ trung thành với Hiến Pháp Hoa Kỳ trước khi nhập quốc tịch Mỹ

Lễ tuyên thệ trung thành với Hiến Pháp Hoa Kỳ trước khi nhập quốc tịch Mỹ

– Kiến thức Anh ngữ và hiểu biết về lịch sử, chính quyền Hoa Kỳ.
– 18 tuổi trở lên, trừ khi được miễn vì đang ở trong quân đội Hoa Kỳ.
– Trung thành với Hiến Pháp và sẵn sàng gia nhập quân đội Hoa Kỳ.
– Phải có đạo đức tốt không vi phạm luật hình sự như khai gian, trộm cắp, bị trục xuất, dùng giấy tờ giả, đánh bài bất hợp pháp, buôn bán chất cấm…
– Là thường trú nhân Mỹ có thẻ xanh Mỹ ít nhất 5 năm (cần ở Mỹ 2,5 năm), hoặc 3 năm (cần ở Mỹ 18 tháng) nếu kết hôn với 1 công dân Mỹ.

Điều kiện Anh ngữ khi thi nhập quốc tịch Mỹ

– Đối với nhiều người xin nhập quốc tịch, đòi hỏi khó khăn nhất là tiếng Anh. Vậy có bao nhiêu “vốn” tiếng Anh là đủ? Hãy luôn nhớ rằng, bạn sẽ được trắc nghiệm tiếng Anh khi vào phỏng vấn thi quốc tịch. Khi ấy, một nhân viên sở di trú sẽ hỏi bạn những câu hỏi căn cứ vào đơn của bạn, để chắc chắn rằng bạn hiểu tiếng Anh và để xem bạn có muốn thay đổi điều gì so với đơn xin nhập tịch của bạn. Nhân viên di trú cũng sẽ yêu cầu bạn đọc và viết một câu bằng tiếng Anh. Nếu bạn không thể làm được điều này, bạn sẽ không được chấp thuận cho nhập quốc tịch, tuy nhiên bạn sẽ được sắp xếp đi phỏng vấn lần thứ hai vào một ngày nào sau đó, vì vậy hãy học tiếng anh thật kỹ trước khi bạn đi phỏng vấn thi quốc tịch.

Điều kiện miễn giảm cho thành phần đặc biệt khi xin nhập quốc tịch Mỹ

Rất nhiều người nhập quốc tịch Mỹ và ôm giấc mơ tương lai tươi sáng cho con em mình

Rất nhiều người nhập quốc tịch Mỹ và ôm giấc mơ tương lai tươi sáng cho con em mình

Một số trường hợp được miễn thi bằng tiếng Anh, tuy nhiên đương đơn vẫn phải thi bằng tiếng Việt. Và nếu được miễn thi tiếng Anh, thì bạn vẫn phải nhờ một người đi cùng để thông dịch phần kiểm tra kiến thức về lịch sử và chính quyền. Những trường hợp được qui định miễn giảm trong luật nhập quốc tịch Mỹ gồm:

– Trên 50 tuổi và bạn là thường trú nhân đã sinh sống tại Hoa Kỳ ít nhất 20 năm.
– Trên 55 tuổi và bạn là thường trú nhân đã sinh sống tại Hoa Kỳ ít nhất 15 năm.
– Trên 65 tuổi và bạn là thường trú nhân đã sinh sống tại Hoa Kỳ ít nhất 20 năm. Ngoài ra, diện này sẽ còn được xem xét đặc biệt khi thi về lịch sử và chính quyền Hoa Kỳ.

– Với những trường hợp bị khuyết tật không thể đến nơi phỏng vấn thì có thể được sắp xếp một cuộc phỏng vấn đặc biệt. Đó là những khuyết tật nghiêm trọng về thể chất, tâm thần, hoặc phát triển khiến bạn hoặc không học được tiếng Anh hoặc không chứng minh được các kỹ năng tiếng Anh. Để hội đủ điều kiện, tình trạng khuyết tật phải nghiêm trọng hơn chứ không chỉ đơn giản là “tuổi già” hay “kém trí nhớ”.

Tóm lại, để trở thành công dân Hoa Kỳ, ngoài các yếu tố về thời gian định cư, các ứng viên phải có khả năng nói, đọc và viết tiếng Anh ở mức căn bản. Có nghĩa là giao tiếp bằng tiếng Anh ở mức độ lớp 3. Ví dụ, nếu bạn có thể trò chuyện bằng tiếng Anh với một em 8-9 tuổi, thì bạn có thể đã đủ điều kiện.

Đó là toàn bộ nội dung của điều kiện thi nhập quốc tịch Mỹ cho người định cư. Cảm ơn các bạn đã quan tâm để biết thêm các thông tin chi tiết về việc nhập quốc tịch, điều kiện, thủ tục, trình tự, thời gian xét duyệt… Bạn có thể tham khảo thêm tại:

IBID – Chuyên tư vấn đầu tư và định cư chương trình EB5 tại Mỹ hàng đầu Việt Nam
– Mọi thông tin về định cư tại Mỹ sẽ được chúng tôi tư vấn và giải đáp chi tiết nhất.
Hotline: 0916 22 00 68

••••••
••••••
••••••
••••••
••••••
••••••
Jenny Huyền Lê
CEO Công ty IBID

Bà có hơn 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực di trú, trong đó có 05 năm làm việc tại Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh - bộ phận HRS (Humanitarian Resettlement Section) - là bộ phận chuyên xem xét và chấp thuận các diện Con Lai, diện HO.

Với việc trực tiếp xét và sơ vấn trên 4.000 hồ sơ di trú vào Hoa Kỳ, bà có rất nhiều kiến thức nền tảng và kinh nghiệm trong việc đánh giá, thẩm định cũng như hoàn tất các bộ hồ sơ và các thủ tục liên quan đến di trú.

CHIA SẺ

Bình luận

Bình luận bằng Facebook

error: Content is protected!!