11.06.2021

Đâu là con đường dễ dàng nhất trở thành công dân EU đích thực?

Được sinh sống, học tập, làm việc không giới hạn và thụ hưởng quyền thường trú nhân tại bất kỳ quốc gia nào thuộc liên minh châu Âu – điều này chỉ xảy ra khi có quốc tịch 1 nước thuộc EU hoặc thẻ thường trú nhân EU (bluecard).

Thẻ xanh EU dành cho những người có trình độ đại học trở lên, có kinh nghiệm làm việc với thu nhập cao hơn mức trung bình và quan trọng nhất, phải có thư mời làm việc hoặc hợp đồng lao động với một tổ chức tại EU.

Những ai không đáp ứng được yêu cầu trên thì tìm kiếm quốc tịch 1 nước thuộc EU là con đường phải chọn, và câu hỏi đặt ra: đâu là con đường dễ dàng nhất: an toàn, nhanh chóng, đơn giản và tiết kiệm?

Câu trả lời, thật đáng tiếc, là không có con đường nào như thế! Chỉ có con đường phù hợp nhất cho từng trường hợp cụ thể.

Với ngân sách dồi dào, lựa chọn nhanh nhất là chương trình MEIN của Malta, chỉ khoảng 15 tháng sau khi nộp đơn, cả gia đình 4 thế hệ sẽ nhận được Hộ chiếu. Nhà đầu tư cần quyên góp cho chính phủ 750.000 EUR, mua hoặc thuê nhà theo mức quy định ở Malta và các khoản chi khác, khiến cho tổng chi phí lên tới 25-40 tỷ đồng hoặc hơn. Hai quốc gia khác trong liên minh cho phép đầu tư nhận quốc tịch trực tiếp là Bulgaria và Áo nhưng thời gian lâu hơn, thủ tục phức tạp hơn và số tiền đầu tư là trên 1 triệu EUR ở Bulgaria hoặc 3 triệu EUR tại Áo.


Malta là con đường nhanh nhất nhất dẫn tới EU khi ngân sách cho phép

Giải pháp tiết kiệm nhất có lẽ là chương trình Golden Visa của Bồ Đào Nha. Với 280.000EUR đầu tư vào bất động sản sinh lời (mức lợi nhuận hiện nay vào khoảng 3-5%/năm, có cam kết từ chủ dự án), mỗi năm cư trú 7 ngày, sau 5 năm, những ai sở hữu chứng chỉ A2 tiếng Bồ Đào Nha đủ điều kiện nhận quốc tịch. Một số quốc gia khác như Hy Lạp, Malta đòi hỏi mức chi phí tương đương để có tấm thị thực vàng hoặc thẻ thường trú. Tuy nhiên, con đường trở thành công dân tốn kém hơn nhiều vì phải cư trú 5 năm trong vòng 7 năm, đồng thời vượt qua 2 kỳ thi quốc tịch và thi tiếng Malta/ tiếng Hy Lạp.

Tuy nhiên, với những nhà đầu tư trung niên từ các nước châu Á, học thêm ngoại ngữ không phải điều mà ai cũng làm được. Vì vậy, giữa việc học 1 ngôn ngữ mới với việc sinh sống dài hạn tại nước ngoài, nhiều người sẽ chọn cách thứ 2.

Trong bối cảnh đó, con đường đơn giản nhất để trở thành công dân EU đích thực thuộc về Cộng hòa Síp. Cùng mức chi phí như trên, 3 thế hệ trong gia đình nhận được thẻ thường trú nhân vĩnh viễn. Sau 7 năm sinh sống phần lớn thời gian tại Síp (nhà đầu tư thường được khuyến nghị 9-10 tháng mỗi năm) trong đó sống 12 tháng liên tục trước khi nộp đơn, thường trú nhân sẽ được cấp quốc tịch miễn là không có vi phạm về luật pháp. Không cần thi. Không cần chứng chỉ ngôn ngữ nào. Thậm chí không cần cả giấy khám sức khỏe ở bất kỳ bước nào, kể cả khi nộp đơn thường trú nhân lúc đầu. Mặc dù phải đợi 7 năm để nhận quốc tịch, nhưng thời gian duyệt hồ sơ ban đầu chỉ là 3-4 tháng, so với Bồ Đào Nha mất gần 2 năm, nên tổng thời gian chờ  đợi của 2 quốc gia về cơ bản là như nhau.

Đi qua “cánh cửa” Síp là con đường đơn giản nhất để vào EU

Quan ngại lớn nhất khi lựa chọn định cư lâu dài ở nước ngoài là điều kiện sống cũng như việc học hành của con cái. Tuy nhiên, là một thành viên của EU, đảo Síp cung cấp các tiện nghi, dịch vụ và phúc lợi theo tiêu chuẩn châu Âu, hoàn toàn chấp nhận được. Hơn nữa, khí hậu ôn hòa của vùng biển Địa Trung Hải, mật độ dân số thấp và chính sách chú trọng phát triển y tế trong những năm gần đây khiến quốc đảo có môi trường sống an lành hơn so với nhiều nơi khác trong liên minh. Hiện tại, Síp đang đứng thứ 3 trong EU về thành tích cũng như năng lực tiêm ngừa Covid-19, chỉ sau Malta và Hungary. Với gần 80% dân số sử dụng tiếng Anh thành thạo, ngôn ngữ sẽ không phải là rào cản quá lớn cho việc hòa nhập cộng đồng. Nếu đề cao việc học hành của con cái, nhà đầu tư hoàn toàn có thể lựa chọn các trường quốc tế theo chuẩn giáo dục Anh hoặc Mỹ với học phí khoảng 6.000 – 8.000 EUR (trên dưới 200 triệu đồng) mỗi năm. Khi có quốc tịch Síp, trẻ sẽ dễ dàng theo đuổi việc học tập ở các nền giáo dục đẳng cấp hơn như Đức, Phần Lan, Thụy Điển,… với mức học phí thấp dành cho công dân EU.

Ireland cũng không áp dụng việc thi quốc tịch, chỉ cần sinh sống 5 năm liền tại đây, thường trú nhân được quyền nộp đơn lấy quốc tịch. Tuy nhiên, chi phí cũng như chứng minh tài chính để có tấm thẻ thường trú tại Ireland cao và khó hơn gấp nhiều lần so với đảo Síp. Đơn giản nhất, đương đơn cần quyên góp cho chính phủ 500.000 EUR, nghĩa là chi phí mất đi sẽ trên 15 tỷ hoặc hơn để có cơ hội trở thành công dân của một nước vừa thuộc EU vừa có mối quan hệ khăng khít với nước Anh: công dân Ireland cũng được hưởng phần lớn các quyền lợi về giáo dục, y tế và việc làm như công dân Anh.

Câu nói “Không có bữa trưa nào là miễn phí” có lẽ rất phù hợp với hoàn cảnh này. Sẽ là bất khả thi khi tìm kiếm một con đường vừa an toàn, nhanh chóng, đơn giản mà ít tốn kém để trở thành công dân EU đích thực. Tùy thuộc nhu cầu, điều kiện và khả năng tài chính mà mỗi nhà đầu tư sẽ lựa chọn hướng đi phù hợp cho gia đình mình.

Quý vị quan tâm đến các chương trình đầu tư nhập tịch châu Âu, xin mời tham khảo thêm tại đây hoặc đặt lịch tư vấn miễn phí với các chuyên gia IBID.

Xem thêm: 12 quyền lợi của hộ chiếu châu Âu

••••••
••••••
••••••
••••••
••••••
••••••
Jenny Huyền Lê
CEO Công ty IBID

Bà có hơn 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực di trú, trong đó có 05 năm làm việc tại Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh - bộ phận HRS (Humanitarian Resettlement Section) - là bộ phận chuyên xem xét và chấp thuận các diện Con Lai, diện HO.

Với việc trực tiếp xét và sơ vấn trên 4.000 hồ sơ di trú vào Hoa Kỳ, bà có rất nhiều kiến thức nền tảng và kinh nghiệm trong việc đánh giá, thẩm định cũng như hoàn tất các bộ hồ sơ và các thủ tục liên quan đến di trú.

CHIA SẺ

Bình luận

Bình luận bằng Facebook

error: Content is protected!!