25.05.2023

Những lầm tưởng phổ biến về định cư Châu Âu?

Tin liên quan:

Hộ chiếu châu Âu được miễn Visa đến những quốc gia nào?
Khám phá sự thật về Châu Âu – Liệu có “đáng sống” như lời đồn?

Muốn định cư phải tốn nhiều tiền

Chi phí cao là một trong những hiểu lầm phổ biến về định cư Châu Âu. Trên thực tế, mức đầu tư vào các chương trình định cư sẽ dao động khác nhau tùy thuộc vào quốc gia mà bạn lựa chọn. Một số chương trình sẽ yêu cầu mức đầu tư khá cao.

Chẳng hạn chương trình định cư Tây Ban Nha yêu cầu mức đầu tư tối thiểu 500.000 EUR. Trong khi đó, một số chương trình khác sẽ có ngưỡng đầu tư thấp hơn (Chương trình định cư Hy Lạp có mức đầu tư khá thấp – chỉ 250.000 EUR. Con số này chỉ bằng một nửa của chương trình định cư Tây Ban Nha.

Bên cạnh đó bạn cũng cần xem xét các chi phí phụ khác như phí luật sư, xét duyệt visa, chi phí hồ sơ định cư và cả chi phí sinh hoạt hàng ngày. Những khoản phí này có thể đắt hoặc rẻ phụ thuộc vào từng trường hợp hồ sơ nhà đầu tư.

dinh cu nuoc ngoai

Thủ tục hồ sơ định cư phức tạp

Nhiều người cho rằng thủ tục mở hồ sơ định cư Châu Âu thường rất rườm rà và nhiều yêu cầu. Tuy nhiên, việc chuẩn bị hồ sơ đơn giản hay phức tạp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó bao gồm tính chất của mỗi chương trình hoặc quốc gia ban hành. 

Một số chương trình đưa ra điều dễ dàng giúp các nhà đầu tư thuận lợi thông qua xét duyệt. Thông thường, một chương trình đơn giản sẽ không có các yêu cầu sơ xét tài chính, bằng cấp hay yêu cầu cư trú dành cho nhà đầu tư. “Ứng cử viên” tiêu biểu cho dạng này là chương trình Golden Visa Bồ Đào Nha.

Ngược lại, Chính phủ của những nước Châu Âu khác muốn đảm bảo tính minh bạch của nguồn vốn rót vào chương trình định cư. Do đó, các điều kiện của chương trình phải kèm theo yêu cầu chứng minh tài chính, yêu cầu cư trú dài hạn,…

IBID xin lưu ý cho những ai đang có ý định tham gia chương trình di trú: Bạn phải tìm hiểu thật kỹ các yêu cầu của chương trình dự định đăng ký. Đồng thời, bạn phải chắc chắn bản thân có thể đáp ứng được tất cả yêu cầu đó nếu muốn hồ sơ được chấp thuận.

Thời gian xử lý hồ sơ định cư lâu 

định cư châu âu

Thực tế, thời gian xử lý mỗi chương trình nhanh hay chậm phụ thuộc phần lớn vào quy trình dễ hay khó. Những chương trình có thời gian xử lý nhanh sẽ chỉ mất vài tháng. Mặt khác, có những chương trình cần đến hơn 1 năm để hoàn tất xử lý hồ sơ. 

Song song đó còn hai yếu tố khác cũng ảnh hưởng không kém đến thời gian xét duyệt hồ sơ. Đó là Cơ quan di trú và số lượng hồ sơ được nộp vào chương trình. Đôi khi lượng hồ sơ quá tải khiến nhân viên của Sở Di trú hay Cơ quan lãnh sự các nước không thể phê duyệt kịp thời. Qua đó dẫn đến thời gian chờ đợi của đương đơn cứ tiếp tục kéo dài “ngày này sang tháng nọ”.

Ngay lập tức trở thành công dân Châu Âu

định cư châu âu nước nào rẻ nhất

Thực tế là các chương trình đầu tư định cư chỉ mang lại quyền thường trú dài hạn hoặc cư trú tạm thời. Để trở thành công dân Châu Âu, bạn cần tuân thủ quy định và đáp ứng yêu cầu của từng quốc gia, bao gồm thời gian cư trú, ngôn ngữ, và điều kiện khác.

Nếu muốn trực tiếp sở hữu thân phận công dân Châu Âu, bạn có thể cân nhắc lựa chọn chương trình đầu tư nhập tịch.

Tham khảo ngay chương trình nhập tịch Thổ Nhĩ Kỳ

IBID – Đơn vị tư vấn định cư chuyên nghiệp

  • 18+ năm kinh nghiệm trong lĩnh vực di trú toàn cầu
  • 50+ dự án đầu tư được giới thiệu
  • 800+ hồ sơ định cư được xử lý bởi chuyên gia di trú tại IBID
  • Top 50 Công ty Di trú Toàn cầu

“IBID – AN TOÀN ĐẦU TƯ, ĐỊNH CƯ BỀN VỮNG”

Mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề định cư châu Âu, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay IBID qua Hotline: 0916 220 068 hoặc đến trực tiếp văn phòng tại Tầng 5, Toà nhà Master, 155 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, TP. HCM để được tư vấn trực tiếp 1 – 1 cùng chuyên gia di trú.

Theo dõi IBID để cập nhật nhanh nhất các tin tức định cư Mỹ, châu Âu, CanadaCaribbean.

••••••
••••••
••••••
••••••
••••••
••••••
Jenny Huyền Lê
CEO Công ty IBID

Bà có hơn 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực di trú, trong đó có 05 năm làm việc tại Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh - bộ phận HRS (Humanitarian Resettlement Section) - là bộ phận chuyên xem xét và chấp thuận các diện Con Lai, diện HO.

Với việc trực tiếp xét và sơ vấn trên 4.000 hồ sơ di trú vào Hoa Kỳ, bà có rất nhiều kiến thức nền tảng và kinh nghiệm trong việc đánh giá, thẩm định cũng như hoàn tất các bộ hồ sơ và các thủ tục liên quan đến di trú.

CHIA SẺ

Bình luận

Bình luận bị đóng

Bình luận bằng Facebook

error: Content is protected!!